Đôi môi run run theo mỗi lời nói, thỉnh thoảng lại đưa tay lên chấm nước mắt, trung tá công an Đặng Thế Điện (thôn Vĩnh Mộ, xã Cao Xá, Lâm Thao, Phú Thọ) nay đã bước sang tuổi 68, song những ký ức về một thời chiến trường máu lửa dường như chưa bao giờ phai mờ trong tâm trí ông.
Có lẽ ông không phải đang kể chuyện mà là đang sống lại quãng thời gian sôi nổi mà hào hùng thời trai trẻ. Hơn 10 năm tham gia chiến đấu trong lực lượng an ninh T4 mà quân ngụy từng khiếp hãi gọi là "con hổ xám," khó có thể kể hết những khó khăn gian khổ mà ông và đồng đội đã chịu đựng, vượt qua.
Xuất thân trong một gia đình nông dân, học hết lớp chín, nhờ có thành tích học tập và công tác tốt, ông đã được kết nạp Đảng ở trường Long Châu Sa (Phú Thọ). Mong muốn được phục vụ trong lực lượng vũ trang, ngày 20/5/1963, ông bước chân vào ngành Công an Phú Thọ.
Năm 1965, ông đi B và được bố trí tham gia lực lượng an ninh T4. Ông coi đây là một phần thưởng, niềm vinh dự đồng thời cũng là trọng trách vô cùng to lớn mà Đảng giao cho. Tháng 10/1966, trước khi đi B, lớp huấn luyện của ông "không ai bảo ai đều có chung một nguyện vọng là được gặp Bác Hồ và đi vòng quanh hồ Hoàn Kiếm dăm bảy lần."
Thay vì được trực tiếp gặp Bác, ông Trần Quốc Hoàn, Bộ trưởng Bộ Công an lúc bấy giờ đã cho các học viên được xem ảnh Bác cùng với chữ kỹ của Người kèm theo lời dặn dò: "Các cháu vào miền Nam cho Bác gửi lời thăm đồng bào miền Nam."
Lời nhắn nhủ của Bác đã trở thành động lực to lớn thúc đẩy người chiến sĩ an ninh Năm Điện (tên gọi khác của ông Điện) không quản ngại gian khổ hy sinh với mong ước cháy bỏng: "Phải tham gia chiến đấu nhanh chóng thống nhất đất nước để Bác Hồ được thỏa nỗi nhớ mong với đồng bào miền Nam."
Vượt Trường Sơn - Cửa ải đầu tiên
Đây là có thể coi là chiến trường ác liệt bởi cái mà người lính phải đối mặt không phải là quân địch mà là sốt rét, rắn cắn và địa hình hiểm trở, thời thiết khắc nghiệt. Theo ông Điện, ngày đó được biết Bác Hồ đã khóc khi nghe Quân ủy Trung ương thống kê con số 20% chiến sĩ đi chiến trường miền Nam hy sinh ở đây.
Những người lính Trường Sơn vẫn trêu đùa nhau: "Nếu như qua Trường Sơn mà không sốt rét thì chưa tốt nghiệp." Ông Năm Điện rưng rưng: "Kinh khủng nhất là sốt rét ác tính, nhiều người đồng đội của tôi vừa ngồi ăn cơm với họ cách đó 10 phút đã bất ngờ chết luôn."
Số người chết vì rắn cắn, nhất là rắn chàm ngoặc chiếm khá nhiều. Chúng là nỗi khiếp hãi của hầu hết người lính Trường Sơn thời bấy giờ. Kỷ niệm về cái đói bảy ngày không có gì ăn đến giờ ông Năm Điện vẫn nhớ như in. Khi đó phải xuống ven suối tìm cây rau nào, con vật nào ăn được thì nấu ăn. Hôm đó, ông xuống suối nhặt được miếng cơm bằng bao diêm của đoàn đi trước đánh rơi. Ông vui mừng đem về nấu cháo được bốn bát chia cho anh em, nhưng cũng chỉ dám ăn một nửa để dành sáng mai.
Vượt qua các cửa ải của sốt rét ác tính, đói khát và rắn cắn, người lính Trường Sơn còn phải đối mặt với cái chết không kém phần ác liệt ở điểm Cầu Khỉ - tọa độ đánh bom của địch (cứ một tiếng quét bom một lần).
Ông Điện kể lại chuyện vui ở đó có treo hai khẩu hiệu: "Em ơi hãy đi lấy chồng đi. Anh qua Cầu Khỉ biết chi mô cho về." Cô giao liên giải thích nôm na: "Các anh muốn các cô không đi lấy chồng thì phải sống. Muốn sống thì phải qua được Cầu Khỉ trong vòng 30 phút."
Mới đầu, ông Năm Điện cho rằng đoạn đường dài chưa đến 300m, thì đi trong 30 phút có gì khó. Nhưng sau đó, ông và các đồng đội của mình mới thấm thía sự gian khổ và nguy hiểm của con đường tử thần đầy sình lầy và bom đạn, cây cối ngổn ngang. Đi được khoảng 5 phút thì có một loạt bom nổ chậm, ông và đồng đội phải xuống hầm trú ẩn. Cô giao liên cho biết, cách đó một giờ, 10 chiến sĩ đã phải hy sinh tại đây vì yếu quá không qua được tọa độ này.
Chiến đấu ngoan cường xứng danh an ninh T4
Địa bàn của An ninh T4 khi đó là chiến trường Sài Gòn-Chợ Lớn-Gia Định. Đây là chiến trường ác liệt vì nó là trọng điểm của miền Nam và cả nước, sào huyệt cuối cùng của địch, thắng thua là ở đây.
Khi được phân công về chiến đấu tại địa đạo Củ Chi (xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh), ông Năm Điện mới "thấm đòn" địa đạo. Củ Chi là căn cứ của Thành ủy Sài Gòn-Chợ Lớn-Gia Định, muốn giữ được Sài Gòn phải giữ được Củ Chi.
Ông nhớ nhất trận càn "tam giác sắt" (Củ Chi-Trảng Bàng-Bến Cát) của địch tại đây. Trước đó cây trái vườn quả ở đây sum suê rậm rạp, chỉ sau ba tháng, quân Ngụy tập trung lực lượng cơ giới, không quân phun xăng đặc chủng tiêu diệt cây cối. Đối với hệ thống địa đạo, chúng dùng 10 chiếc xe tăng M141 xếp hàng cứ nhằm đường "gân" chính là ủi để đánh sập hệ thống địa đạo. Sau một thời gian, khu vực này trở thành vùng trắng, vùng tự do oanh kích của địch. An ninh T4 phải di chuyển sang Đức Huệ (Long An) và Châu Thành (Bến Tre) để đảm bảo hoạt động cho các đồng chí và liên lạc được thông suốt.
Trong một lần bọn thám báo Mỹ đánh thẳng vào khu vực điện đài cơ yếu, khi đó ông Năm Điện đang giữ một bộ tài liệu quan trọng của Bộ Công an đành phải chôn xuống đất. "Phải tìm cách lấy lại tài liệu," ông quyết tâm như vậy và dặn dò đồng đội ở lại "nếu 30 phút sau các đồng chí nghe thấy tiếng súng nổ thì tôi đã chết, nếu không thì yên tâm là tài liệu vẫn an toàn."
Ông bò vào căn cứ, một tay cầm khẩu súng ngắn. Đến căn cứ địch vừa chiếm đóng, nòng súng của địch ngay trên đầu, nhưng qua quan sát ông biết tài liệu mình chôn vẫn an toàn, ông đội cây lục bình (hay còn gọi là bèo tây) trên đầu bơi qua sông Vàm Cỏ Đông về gặp đồng đội bàn cách đối phó.
Nhận định địch chủ yếu là thám báo, nếu buộc phải đánh chúng sẽ rời bỏ căn cứ để ẩn nấp mai phục. Vì thế Năm Điện cùng với các đồng chí của mình quyết định lấy tài liệu bằng cách đánh nghi binh. Các chiến sĩ An ninh T4 chia làm hai nhóm. Nhóm một xung phong dùng lựu đạn đánh. Nhóm hai tranh thủ lên lấy tài liệu.
Địch dùng hai trực thăng chiến đấu và thả pháo sáng lượn xuống quan sát rồi chuồn mất. Nhóm hai thấy địch không phản ứng nên bí mật bò vào lấy tài liệu. 12 thùng tài liệu được an toàn buộc vào nhau đưa qua sông. Lúc đó đã là 10 giờ đêm dù còn rất mệt nhưng ông và đồng đội tiếp tục vượt 6km vào khu vực an toàn để làm việc. Sình lầy là nơi rất dễ xảy ra tai nạn thương vong nhưng anh em cắn răng chịu đựng, đến 4 giờ sáng vào đến nơi thì quần áo tơi tả, ông Năm Điện vẫn nhớ mình đã gỡ trên người được hơn 80 cái gai ôrô nước.
Nhưng quyết tâm đó đã được đền đáp khi đến nơi ông cùng đồng đội đã kịp làm việc ngay với Bộ Công an, Thành ủy, Trung ương cục Miền Nam và được giao nhiệm vụ tiêu diệt năm tên ngụy ác ôn cầm đầu như tên giám đốc Nha công an Đô Thành (mật hiệu K5), tên Trần Văn Bông (mật hiệu B4). Ông Năm Điện cùng các đồng đội đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Tuy nhiên, trong những nhiệm vụ được giao sau này, vụ ám sát hụt tên Trần Ngọc Liễu (mật hiệu C3, trùm công đoàn "đen" của ngụy) vẫn để lại cho ông nhiều nuối tiếc nhất.
Ấn tượng sâu sắc nhất của ông Năm Điện là đã tự tay chôn người đồng đội - thần tượng của ông - là cán bộ chủ chốt của An ninh T4, một điệp viên tầm cỡ - ông Nguyễn Bá Lợi (trước khi vào miền Nam là Phó ty Công an Phú Thọ), mật hiệu A3. Khi đó, ông mới biết A3 chính là người bạn thân của mình. Trước vô vàn khó khăn ông Năm Điện và đồng đội đã có những sáng kiến linh hoạt trong cách đánh cùng tinh thần chiến đấu anh dũng đã hóa giải mọi âm mưu của địch khiến chúng như mất tay chân. Cái tên An ninh T4 là nỗi khiếp sợ của quân địch lúc bấy giờ.
Ông Năm Điện nghỉ hưu năm 1989 với quân hàm trung tá. Ông đã được tặng thưởng Huân chương chống Mỹ cứu nước hạng Nhì, Huân chương Giải phóng hạng Nhất, Huy hiệu Chiến sĩ vẻ vang và nhiều danh hiệu cao quý khác./.
Có lẽ ông không phải đang kể chuyện mà là đang sống lại quãng thời gian sôi nổi mà hào hùng thời trai trẻ. Hơn 10 năm tham gia chiến đấu trong lực lượng an ninh T4 mà quân ngụy từng khiếp hãi gọi là "con hổ xám," khó có thể kể hết những khó khăn gian khổ mà ông và đồng đội đã chịu đựng, vượt qua.
Xuất thân trong một gia đình nông dân, học hết lớp chín, nhờ có thành tích học tập và công tác tốt, ông đã được kết nạp Đảng ở trường Long Châu Sa (Phú Thọ). Mong muốn được phục vụ trong lực lượng vũ trang, ngày 20/5/1963, ông bước chân vào ngành Công an Phú Thọ.
Năm 1965, ông đi B và được bố trí tham gia lực lượng an ninh T4. Ông coi đây là một phần thưởng, niềm vinh dự đồng thời cũng là trọng trách vô cùng to lớn mà Đảng giao cho. Tháng 10/1966, trước khi đi B, lớp huấn luyện của ông "không ai bảo ai đều có chung một nguyện vọng là được gặp Bác Hồ và đi vòng quanh hồ Hoàn Kiếm dăm bảy lần."
Thay vì được trực tiếp gặp Bác, ông Trần Quốc Hoàn, Bộ trưởng Bộ Công an lúc bấy giờ đã cho các học viên được xem ảnh Bác cùng với chữ kỹ của Người kèm theo lời dặn dò: "Các cháu vào miền Nam cho Bác gửi lời thăm đồng bào miền Nam."
Lời nhắn nhủ của Bác đã trở thành động lực to lớn thúc đẩy người chiến sĩ an ninh Năm Điện (tên gọi khác của ông Điện) không quản ngại gian khổ hy sinh với mong ước cháy bỏng: "Phải tham gia chiến đấu nhanh chóng thống nhất đất nước để Bác Hồ được thỏa nỗi nhớ mong với đồng bào miền Nam."
Vượt Trường Sơn - Cửa ải đầu tiên
Đây là có thể coi là chiến trường ác liệt bởi cái mà người lính phải đối mặt không phải là quân địch mà là sốt rét, rắn cắn và địa hình hiểm trở, thời thiết khắc nghiệt. Theo ông Điện, ngày đó được biết Bác Hồ đã khóc khi nghe Quân ủy Trung ương thống kê con số 20% chiến sĩ đi chiến trường miền Nam hy sinh ở đây.
Những người lính Trường Sơn vẫn trêu đùa nhau: "Nếu như qua Trường Sơn mà không sốt rét thì chưa tốt nghiệp." Ông Năm Điện rưng rưng: "Kinh khủng nhất là sốt rét ác tính, nhiều người đồng đội của tôi vừa ngồi ăn cơm với họ cách đó 10 phút đã bất ngờ chết luôn."
Số người chết vì rắn cắn, nhất là rắn chàm ngoặc chiếm khá nhiều. Chúng là nỗi khiếp hãi của hầu hết người lính Trường Sơn thời bấy giờ. Kỷ niệm về cái đói bảy ngày không có gì ăn đến giờ ông Năm Điện vẫn nhớ như in. Khi đó phải xuống ven suối tìm cây rau nào, con vật nào ăn được thì nấu ăn. Hôm đó, ông xuống suối nhặt được miếng cơm bằng bao diêm của đoàn đi trước đánh rơi. Ông vui mừng đem về nấu cháo được bốn bát chia cho anh em, nhưng cũng chỉ dám ăn một nửa để dành sáng mai.
Vượt qua các cửa ải của sốt rét ác tính, đói khát và rắn cắn, người lính Trường Sơn còn phải đối mặt với cái chết không kém phần ác liệt ở điểm Cầu Khỉ - tọa độ đánh bom của địch (cứ một tiếng quét bom một lần).
Ông Điện kể lại chuyện vui ở đó có treo hai khẩu hiệu: "Em ơi hãy đi lấy chồng đi. Anh qua Cầu Khỉ biết chi mô cho về." Cô giao liên giải thích nôm na: "Các anh muốn các cô không đi lấy chồng thì phải sống. Muốn sống thì phải qua được Cầu Khỉ trong vòng 30 phút."
Mới đầu, ông Năm Điện cho rằng đoạn đường dài chưa đến 300m, thì đi trong 30 phút có gì khó. Nhưng sau đó, ông và các đồng đội của mình mới thấm thía sự gian khổ và nguy hiểm của con đường tử thần đầy sình lầy và bom đạn, cây cối ngổn ngang. Đi được khoảng 5 phút thì có một loạt bom nổ chậm, ông và đồng đội phải xuống hầm trú ẩn. Cô giao liên cho biết, cách đó một giờ, 10 chiến sĩ đã phải hy sinh tại đây vì yếu quá không qua được tọa độ này.
Chiến đấu ngoan cường xứng danh an ninh T4
Địa bàn của An ninh T4 khi đó là chiến trường Sài Gòn-Chợ Lớn-Gia Định. Đây là chiến trường ác liệt vì nó là trọng điểm của miền Nam và cả nước, sào huyệt cuối cùng của địch, thắng thua là ở đây.
Khi được phân công về chiến đấu tại địa đạo Củ Chi (xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh), ông Năm Điện mới "thấm đòn" địa đạo. Củ Chi là căn cứ của Thành ủy Sài Gòn-Chợ Lớn-Gia Định, muốn giữ được Sài Gòn phải giữ được Củ Chi.
Ông nhớ nhất trận càn "tam giác sắt" (Củ Chi-Trảng Bàng-Bến Cát) của địch tại đây. Trước đó cây trái vườn quả ở đây sum suê rậm rạp, chỉ sau ba tháng, quân Ngụy tập trung lực lượng cơ giới, không quân phun xăng đặc chủng tiêu diệt cây cối. Đối với hệ thống địa đạo, chúng dùng 10 chiếc xe tăng M141 xếp hàng cứ nhằm đường "gân" chính là ủi để đánh sập hệ thống địa đạo. Sau một thời gian, khu vực này trở thành vùng trắng, vùng tự do oanh kích của địch. An ninh T4 phải di chuyển sang Đức Huệ (Long An) và Châu Thành (Bến Tre) để đảm bảo hoạt động cho các đồng chí và liên lạc được thông suốt.
Trong một lần bọn thám báo Mỹ đánh thẳng vào khu vực điện đài cơ yếu, khi đó ông Năm Điện đang giữ một bộ tài liệu quan trọng của Bộ Công an đành phải chôn xuống đất. "Phải tìm cách lấy lại tài liệu," ông quyết tâm như vậy và dặn dò đồng đội ở lại "nếu 30 phút sau các đồng chí nghe thấy tiếng súng nổ thì tôi đã chết, nếu không thì yên tâm là tài liệu vẫn an toàn."
Ông bò vào căn cứ, một tay cầm khẩu súng ngắn. Đến căn cứ địch vừa chiếm đóng, nòng súng của địch ngay trên đầu, nhưng qua quan sát ông biết tài liệu mình chôn vẫn an toàn, ông đội cây lục bình (hay còn gọi là bèo tây) trên đầu bơi qua sông Vàm Cỏ Đông về gặp đồng đội bàn cách đối phó.
Nhận định địch chủ yếu là thám báo, nếu buộc phải đánh chúng sẽ rời bỏ căn cứ để ẩn nấp mai phục. Vì thế Năm Điện cùng với các đồng chí của mình quyết định lấy tài liệu bằng cách đánh nghi binh. Các chiến sĩ An ninh T4 chia làm hai nhóm. Nhóm một xung phong dùng lựu đạn đánh. Nhóm hai tranh thủ lên lấy tài liệu.
Địch dùng hai trực thăng chiến đấu và thả pháo sáng lượn xuống quan sát rồi chuồn mất. Nhóm hai thấy địch không phản ứng nên bí mật bò vào lấy tài liệu. 12 thùng tài liệu được an toàn buộc vào nhau đưa qua sông. Lúc đó đã là 10 giờ đêm dù còn rất mệt nhưng ông và đồng đội tiếp tục vượt 6km vào khu vực an toàn để làm việc. Sình lầy là nơi rất dễ xảy ra tai nạn thương vong nhưng anh em cắn răng chịu đựng, đến 4 giờ sáng vào đến nơi thì quần áo tơi tả, ông Năm Điện vẫn nhớ mình đã gỡ trên người được hơn 80 cái gai ôrô nước.
Nhưng quyết tâm đó đã được đền đáp khi đến nơi ông cùng đồng đội đã kịp làm việc ngay với Bộ Công an, Thành ủy, Trung ương cục Miền Nam và được giao nhiệm vụ tiêu diệt năm tên ngụy ác ôn cầm đầu như tên giám đốc Nha công an Đô Thành (mật hiệu K5), tên Trần Văn Bông (mật hiệu B4). Ông Năm Điện cùng các đồng đội đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Tuy nhiên, trong những nhiệm vụ được giao sau này, vụ ám sát hụt tên Trần Ngọc Liễu (mật hiệu C3, trùm công đoàn "đen" của ngụy) vẫn để lại cho ông nhiều nuối tiếc nhất.
Ấn tượng sâu sắc nhất của ông Năm Điện là đã tự tay chôn người đồng đội - thần tượng của ông - là cán bộ chủ chốt của An ninh T4, một điệp viên tầm cỡ - ông Nguyễn Bá Lợi (trước khi vào miền Nam là Phó ty Công an Phú Thọ), mật hiệu A3. Khi đó, ông mới biết A3 chính là người bạn thân của mình. Trước vô vàn khó khăn ông Năm Điện và đồng đội đã có những sáng kiến linh hoạt trong cách đánh cùng tinh thần chiến đấu anh dũng đã hóa giải mọi âm mưu của địch khiến chúng như mất tay chân. Cái tên An ninh T4 là nỗi khiếp sợ của quân địch lúc bấy giờ.
Ông Năm Điện nghỉ hưu năm 1989 với quân hàm trung tá. Ông đã được tặng thưởng Huân chương chống Mỹ cứu nước hạng Nhì, Huân chương Giải phóng hạng Nhất, Huy hiệu Chiến sĩ vẻ vang và nhiều danh hiệu cao quý khác./.
Hương Thu (Vietnam+)