Đại học Waseda (Nhật Bản) phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế nghiên cứu trùng tu Điện Cần Chánh.
Đây là ngôi điện lớn thứ hai của Hoàng cung, sau điện Thái Hòa, nhưng đã bị tiêu hủy trong chiến tranh, chỉ còn lại nền móng nhà.
Chương trình phối hợp được nghiên cứu thực hiện trong 10 năm qua. Hai bên đã thống nhất đưa ra được mô hình Điện Cần Chánh tỉ lệ 1:10, cũng như ảnh tư liệu, các bản vẽ kỹ thuật, hình ảnh 3D về ngôi điện...
Bên cạnh việc quảng bá dự án, đây còn là dịp thu thập, lấy ý kiến góp ý từ khách tham quan và các nhà nghiên cứu trên toàn thế giới trước khi trùng tu Điện Cần Chánh.
Khu vực trưng bày mô hình Điện Cần Chánh hiện nằm ở dãy phòng tầng hai phía sau nhà hát Duyệt Thị Đường, có tầm nhìn bao quát cả khu vực Tử Cấm Thành.
Từ đây du khách có thể tận mắt chứng kiến nền móng còn sót lại của Điện Cần Chánh để đối chứng di tích với các hình ảnh tư liệu và có thể hình dung được công trình sau khi được phục hồi trong tương lai.
Gíáo sư, tiến sĩ Nakagawa Takeshi - Giám đốc Viện Di sản Đại học Waseda cho biết trong công tác xây dựng, tỷ lệ 1/10 của các công trình kiến trúc bằng gỗ là một thử nghiệm quan trọng để vừa kiểm chứng các kích thước kiến trúc, kỹ thuật xây dựng và đặt ra những vấn đề cụ thể trong quá trình thi công, bởi mọi thứ đều có thể xuất lộ ngay trên mô hình này.
Việc xây dựng mô hình trước khi trùng tu công trình cũng là kinh nghiệm của Nhật Bản trong công tác trùng tu di tích để đảm bảo tính chân xác của công trình.
Được biết, kinh phí phục vụ cho việc phục dựng điện Cần Chánh vào khoảng 10 triệu USD từ nguồn vốn vay ODA, và phải mất tới 5 năm mới hoàn thành.../.
Đây là ngôi điện lớn thứ hai của Hoàng cung, sau điện Thái Hòa, nhưng đã bị tiêu hủy trong chiến tranh, chỉ còn lại nền móng nhà.
Chương trình phối hợp được nghiên cứu thực hiện trong 10 năm qua. Hai bên đã thống nhất đưa ra được mô hình Điện Cần Chánh tỉ lệ 1:10, cũng như ảnh tư liệu, các bản vẽ kỹ thuật, hình ảnh 3D về ngôi điện...
Bên cạnh việc quảng bá dự án, đây còn là dịp thu thập, lấy ý kiến góp ý từ khách tham quan và các nhà nghiên cứu trên toàn thế giới trước khi trùng tu Điện Cần Chánh.
Khu vực trưng bày mô hình Điện Cần Chánh hiện nằm ở dãy phòng tầng hai phía sau nhà hát Duyệt Thị Đường, có tầm nhìn bao quát cả khu vực Tử Cấm Thành.
Từ đây du khách có thể tận mắt chứng kiến nền móng còn sót lại của Điện Cần Chánh để đối chứng di tích với các hình ảnh tư liệu và có thể hình dung được công trình sau khi được phục hồi trong tương lai.
Gíáo sư, tiến sĩ Nakagawa Takeshi - Giám đốc Viện Di sản Đại học Waseda cho biết trong công tác xây dựng, tỷ lệ 1/10 của các công trình kiến trúc bằng gỗ là một thử nghiệm quan trọng để vừa kiểm chứng các kích thước kiến trúc, kỹ thuật xây dựng và đặt ra những vấn đề cụ thể trong quá trình thi công, bởi mọi thứ đều có thể xuất lộ ngay trên mô hình này.
Việc xây dựng mô hình trước khi trùng tu công trình cũng là kinh nghiệm của Nhật Bản trong công tác trùng tu di tích để đảm bảo tính chân xác của công trình.
Được biết, kinh phí phục vụ cho việc phục dựng điện Cần Chánh vào khoảng 10 triệu USD từ nguồn vốn vay ODA, và phải mất tới 5 năm mới hoàn thành.../.
(TTXVN)