Ngày 27/6, Tổng thống Gabon, Ali Bongo, đã đích thân châm lửa đốt năm tấn ngà voi trị giá hàng triệu USD để khẳng định cam kết của chính quyền trong cuộc chiến chống bọn săn trộm và cứu loài voi.
Dàn thiêu được dựng lên ở thủ đô Libreville tập hợp gần như toàn bộ lượng ngà voi của chính phủ và tương đương với 850 con voi bị sát hại.
Ông Bongo nói: "Gabon có chính sách không chấp nhận bất cứ tội ác nào với thiên nhiên hoang dã và chúng tôi đang đưa vào hiến pháp và luật để đảm bảo chính sách này được thực thi. Chúng tôi không muốn con cái mình thừa hưởng một cánh rừng vắng lặng. Vì vậy, chúng tôi sẽ không để tình trạng mua bán trộm tiếp diễn.”
Vụ đốt ngà voi và các sản phẩm tạo tác từ ngà ở Cite de la Democratie, một khu phức hợp lớn các cơ quan nhà nước, nhận được sự hoan nghênh từ những nhà bảo tồn vào thời điểm tình trạng săn trộm voi ở quốc gia Trung Phi này đạt đến mức kỷ lục.
Theo Quỹ thiên nhiên hoang dã thế giới (WWF), số lượng ngà bị hủy vào ngày thứ Tư (27/6) là 4.825kg, bao gồm 1.293 mảnh ngà voi thô và 17.730 mảnh ngà đã qua chế tạo.
WWF nói: “Chúng tôi tin rằng đây là một tín hiệu mạnh mẽ về quyết tâm của Gabon chống lại nạn săn trộm và mua bán sản phẩm hoang dã trái phép, vào thời điểm mà tình trạng săn trộm và việc sát hại voi bất hợp pháp đang tăng đến mức kỷ lục ở Trung Phi.”
Theo lời Lee White, Giám đốc Cơ quan công viên quốc gia Gabon (ANPN), một số ngà voi bị đốt có tuổi đời hơn một thập kỷ, nhưng hầu hết là bị tịch thu từ những kẻ săn trộm trong 5 năm qua.
White nói: “Nếu chúng ta không thận trọng, một ngày nào đó chúng ta phải vào sở thú ở nước ngoài để xem những con vật có nguồn gốc ở đây."
Carlos Drews thuộc WWF nói với hãng tin AFP rằng, một lý do khiến nhà chức trách đốt ngà voi là để ngăn ngà bị tịch thu không rò rỉ ra ngoài thị trường bất hợp pháp. Ông nói: “Chúng tôi hủy ngà giống như cách người ta làm với cocaine ở Mỹ Latinh.”
Theo ANPN, tổng giá trị số ngà bị đốt ở Libreville là khoảng 7,5 triệu euro, tương đương gần 10 triệu USD.
Tổng thống Ali Bongo cũng kêu gọi các hành động mạnh tay hơn để ngăn chặn nạn buôn bán bất hợp pháp tại thị trường châu Á, nơi ngà voi được chế tác và bán lại với giá 2.000 USD một kilogam.
Ông Bongo nói: “Khi cầu biến mất thì nguồn cung cũng chết theo. Điều quan trọng là tất cả chúng ta phải gây áp lực với những nước đó để họ hiểu rằng tình hình đang nghiêm trọng như thế nào ở nước chúng ta.”
Một báo cáo được đăng tải tuần trước của Hiệp ước về thương mại quốc tế các loài động thực vật hoang dã (CITES) đang bị đe dọa, tổ chức theo dõi thương mại sản phẩm hoang dã quốc tế của Liên hiệp quốc nói năm 2011 là năm tồi tệ nhất với loài voi ở châu Phi.
Ước tính hàng chục nghìn con voi bị sát hại khắp châu Phi mỗi năm, hiện còn khoảng 30.000 con voi ở Gabon. Ở phía Nam châu Phi, buôn lậu ngà voi là hoạt động tội phạm có tổ chức với các băng nhóm vũ trang và đầy kỷ luật. Một số kẻ săn trộm còn trang bị cả máy bay trực thăng.
Drews nhấn mạnh rằng, săn trộm và buôn lậu ngà voi phải được coi là tội hình sự nghiêm trọng có ảnh hưởng không chỉ với thiên nhiên hoang dã. Ông nói: “Ngà voi bất hợp pháp được bán đi để tài trợ cho các nhóm nổi dậy vũ trang và nội chiến ở Trung Phi, làm bất ổn xã hội. Nhiều người cũng bỏ mạng vì bọn săn trộm như lực lượng kiểm lâm.”./.
Dàn thiêu được dựng lên ở thủ đô Libreville tập hợp gần như toàn bộ lượng ngà voi của chính phủ và tương đương với 850 con voi bị sát hại.
Ông Bongo nói: "Gabon có chính sách không chấp nhận bất cứ tội ác nào với thiên nhiên hoang dã và chúng tôi đang đưa vào hiến pháp và luật để đảm bảo chính sách này được thực thi. Chúng tôi không muốn con cái mình thừa hưởng một cánh rừng vắng lặng. Vì vậy, chúng tôi sẽ không để tình trạng mua bán trộm tiếp diễn.”
Vụ đốt ngà voi và các sản phẩm tạo tác từ ngà ở Cite de la Democratie, một khu phức hợp lớn các cơ quan nhà nước, nhận được sự hoan nghênh từ những nhà bảo tồn vào thời điểm tình trạng săn trộm voi ở quốc gia Trung Phi này đạt đến mức kỷ lục.
Theo Quỹ thiên nhiên hoang dã thế giới (WWF), số lượng ngà bị hủy vào ngày thứ Tư (27/6) là 4.825kg, bao gồm 1.293 mảnh ngà voi thô và 17.730 mảnh ngà đã qua chế tạo.
WWF nói: “Chúng tôi tin rằng đây là một tín hiệu mạnh mẽ về quyết tâm của Gabon chống lại nạn săn trộm và mua bán sản phẩm hoang dã trái phép, vào thời điểm mà tình trạng săn trộm và việc sát hại voi bất hợp pháp đang tăng đến mức kỷ lục ở Trung Phi.”
Theo lời Lee White, Giám đốc Cơ quan công viên quốc gia Gabon (ANPN), một số ngà voi bị đốt có tuổi đời hơn một thập kỷ, nhưng hầu hết là bị tịch thu từ những kẻ săn trộm trong 5 năm qua.
White nói: “Nếu chúng ta không thận trọng, một ngày nào đó chúng ta phải vào sở thú ở nước ngoài để xem những con vật có nguồn gốc ở đây."
Carlos Drews thuộc WWF nói với hãng tin AFP rằng, một lý do khiến nhà chức trách đốt ngà voi là để ngăn ngà bị tịch thu không rò rỉ ra ngoài thị trường bất hợp pháp. Ông nói: “Chúng tôi hủy ngà giống như cách người ta làm với cocaine ở Mỹ Latinh.”
Theo ANPN, tổng giá trị số ngà bị đốt ở Libreville là khoảng 7,5 triệu euro, tương đương gần 10 triệu USD.
Tổng thống Ali Bongo cũng kêu gọi các hành động mạnh tay hơn để ngăn chặn nạn buôn bán bất hợp pháp tại thị trường châu Á, nơi ngà voi được chế tác và bán lại với giá 2.000 USD một kilogam.
Ông Bongo nói: “Khi cầu biến mất thì nguồn cung cũng chết theo. Điều quan trọng là tất cả chúng ta phải gây áp lực với những nước đó để họ hiểu rằng tình hình đang nghiêm trọng như thế nào ở nước chúng ta.”
Một báo cáo được đăng tải tuần trước của Hiệp ước về thương mại quốc tế các loài động thực vật hoang dã (CITES) đang bị đe dọa, tổ chức theo dõi thương mại sản phẩm hoang dã quốc tế của Liên hiệp quốc nói năm 2011 là năm tồi tệ nhất với loài voi ở châu Phi.
Ước tính hàng chục nghìn con voi bị sát hại khắp châu Phi mỗi năm, hiện còn khoảng 30.000 con voi ở Gabon. Ở phía Nam châu Phi, buôn lậu ngà voi là hoạt động tội phạm có tổ chức với các băng nhóm vũ trang và đầy kỷ luật. Một số kẻ săn trộm còn trang bị cả máy bay trực thăng.
Drews nhấn mạnh rằng, săn trộm và buôn lậu ngà voi phải được coi là tội hình sự nghiêm trọng có ảnh hưởng không chỉ với thiên nhiên hoang dã. Ông nói: “Ngà voi bất hợp pháp được bán đi để tài trợ cho các nhóm nổi dậy vũ trang và nội chiến ở Trung Phi, làm bất ổn xã hội. Nhiều người cũng bỏ mạng vì bọn săn trộm như lực lượng kiểm lâm.”./.
Trần Trọng (Vietnam+)