Đồng bạc xanh vẫn tăng giá trên thị trường châu Á trong phiên giao dịch cuối tuần ngày 16/9, khi các nhà kinh doanh cơ cấu lại các khoản đầu tư của họ, song thỏa thuận mới đạt được giữa 5 ngân hàng trung ương hàng đầu thế giới về việc bơm tiền cho các ngân hàng của các nước châu Âu bị nợ nần vẫn gây sức ép lên đồng USD.
Tại thị trường Tokyo vào chiều 16/9, 1 euro đổi được 1,3860 USD và 106,41 yen so với 1,3882 USD và 106,40 yen vào lúc đóng cửa phiên hôm trước (15/9) trên thị trường New York.
Trước đó, trong phiên sáng 16/9, đồng tiền châu Âu có lúc đã tăng lên đến 1,3710 USD nhờ tâm lý hứng khởi của các nhà đầu tư sau khi Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) công bố ngân hàng này sẽ phối hợp cùng 4 ngân hàng trung ương lớn của thế giới là Anh, Nhật Bản, Mỹ, và Thụy Sỹ cung cấp USD cho các ngân hàng tại các quốc gia đang ngập trong nợ nần của châu Âu.
Động thái này nhằm giúp hệ thống ngân hàng của các nước đó tăng tính thanh khoản trong cuộc chiến chống lại cuộc khủng hoảng nợ công của khu vực.
Đồng bạc xanh cũng mạnh lên so với đồng yên khi tăng từ 77,66 yen của cuối phiên 15/9 tại New York lên 76,78 yên. Sự nhích giá này của đồng USD chủ yếu là do giới đầu tư cơ cấu lại danh mục của họ vào trước kỳ nghỉ cuối tuần kéo dài tại Nhật Bản, còn trong ngắn hạn, đồng bạc xanh vẫn chịu sức ép từ thỏa thuận hỗ trợ các ngân hàng châu Âu của 5 ngân hàng trung ương hàng đầu thế giới nói trên.
Các thị trường tài chính và tiền tệ hiện vẫn đang dồn chú ý vào cuộc họp của các Bộ trưởng Tài chính châu Âu với Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner tại Ba Lan vào cuối ngày 16/9 để thảo luận về khả năng ngăn chặn cuộc khủng hoảng nợ công tại châu Âu thông qua gói kế hoạch phối hợp cung tiền nói trên. Nhìn chung, nỗi lo về cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu vẫn bao phủ lên khắp các thị trường.
Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Jun Azumi cho biết ông cũng sẽ theo dõi chặt chẽ cuộc họp trên cũng như những phản ứng của thị trường đối với thỏa thuận hỗ trợ hệ thống ngân hàng châu Âu.
Ông nhận định: "Tôi có cảm giác rằng sự cấp thiết phải làm tất cả những gì có thể để ngăn không cho cuộc khủng hoảng tại Hy Lạp lan rộng đang bắt đầu được toàn châu Âu chia sẻ."
Trong khi đó, chiến lược gia về tiền tệ Emma Lawson của National Australia Bank cho rằng động thái "nới lỏng sự căng thẳng" của các ngân hàng trung ương lớn nói trên là hệ quả của nhu cầu gia tăng gần đây đối với đồng USD và sự sụt giảm niềm tin giữa các ngân hàng với nhau trong thời gian này.
Bởi thế, theo bà, trong khi động thái này thực sự không thể giải quyết được triệt để những vấn đề vốn có tại Hy Lạp (cũng như tại phần nợ nần còn lại của châu Âu), song nó có thể giảm bớt được một số tác động phái sinh, và từ đó giảm bớt được phần nào những nguy cơ của một cuộc khủng hoảng tài chính khu vực./.
Tại thị trường Tokyo vào chiều 16/9, 1 euro đổi được 1,3860 USD và 106,41 yen so với 1,3882 USD và 106,40 yen vào lúc đóng cửa phiên hôm trước (15/9) trên thị trường New York.
Trước đó, trong phiên sáng 16/9, đồng tiền châu Âu có lúc đã tăng lên đến 1,3710 USD nhờ tâm lý hứng khởi của các nhà đầu tư sau khi Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) công bố ngân hàng này sẽ phối hợp cùng 4 ngân hàng trung ương lớn của thế giới là Anh, Nhật Bản, Mỹ, và Thụy Sỹ cung cấp USD cho các ngân hàng tại các quốc gia đang ngập trong nợ nần của châu Âu.
Động thái này nhằm giúp hệ thống ngân hàng của các nước đó tăng tính thanh khoản trong cuộc chiến chống lại cuộc khủng hoảng nợ công của khu vực.
Đồng bạc xanh cũng mạnh lên so với đồng yên khi tăng từ 77,66 yen của cuối phiên 15/9 tại New York lên 76,78 yên. Sự nhích giá này của đồng USD chủ yếu là do giới đầu tư cơ cấu lại danh mục của họ vào trước kỳ nghỉ cuối tuần kéo dài tại Nhật Bản, còn trong ngắn hạn, đồng bạc xanh vẫn chịu sức ép từ thỏa thuận hỗ trợ các ngân hàng châu Âu của 5 ngân hàng trung ương hàng đầu thế giới nói trên.
Các thị trường tài chính và tiền tệ hiện vẫn đang dồn chú ý vào cuộc họp của các Bộ trưởng Tài chính châu Âu với Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner tại Ba Lan vào cuối ngày 16/9 để thảo luận về khả năng ngăn chặn cuộc khủng hoảng nợ công tại châu Âu thông qua gói kế hoạch phối hợp cung tiền nói trên. Nhìn chung, nỗi lo về cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu vẫn bao phủ lên khắp các thị trường.
Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Jun Azumi cho biết ông cũng sẽ theo dõi chặt chẽ cuộc họp trên cũng như những phản ứng của thị trường đối với thỏa thuận hỗ trợ hệ thống ngân hàng châu Âu.
Ông nhận định: "Tôi có cảm giác rằng sự cấp thiết phải làm tất cả những gì có thể để ngăn không cho cuộc khủng hoảng tại Hy Lạp lan rộng đang bắt đầu được toàn châu Âu chia sẻ."
Trong khi đó, chiến lược gia về tiền tệ Emma Lawson của National Australia Bank cho rằng động thái "nới lỏng sự căng thẳng" của các ngân hàng trung ương lớn nói trên là hệ quả của nhu cầu gia tăng gần đây đối với đồng USD và sự sụt giảm niềm tin giữa các ngân hàng với nhau trong thời gian này.
Bởi thế, theo bà, trong khi động thái này thực sự không thể giải quyết được triệt để những vấn đề vốn có tại Hy Lạp (cũng như tại phần nợ nần còn lại của châu Âu), song nó có thể giảm bớt được một số tác động phái sinh, và từ đó giảm bớt được phần nào những nguy cơ của một cuộc khủng hoảng tài chính khu vực./.
Thùy Chi (TTXVN/Vietnam+)