Chiều 20/3, Cơ quan khảo sát địa chất của Mỹ và Trung tâm hệ thống động đất Trung Quốc cũng thông báo về hai trận động đất có cường độ 6 độ Richter tại Philippines và 5,5 độ Richter tại Đài Loan(Trung Quốc).
Trận động đất tại Philippines xảy ra vào lúc 16 giờ 26 (giờ địa phương), đã làm rung chuyển khu vực quần đảo Babuyan với tâm chấn nằm ở độ sâu 36,6km.
Còn trận động đất xảy ra lúc 16 giờ (giờ địa phương) cách thành phố Đài Trung (Đài Loan) khoảng 44km về phía Đông Nam, với tâm chấn ở độ sâu 30km, khiến các tòa nhà ở Đài Bắc bị rung lắc mạnh.
Hiện chưa có thông tin về thiệt hại cũng như chưa có cảnh báo sóng thần nào được đưa ra tại cả hai khu vực trên.
Cùng ngày, theo tin báo chí địa phương, đã có ít nhất 600 người sống quanh khu vực núi lửa Karangetang phải đi sơ tán sau khi mức độ phun trào của núi lửa này được nâng lên báo động đỏ từ ngày 19/3.
Nằm ở trên đảo nhỏ Siau, ngoài khơi đảo Sulawesi, về phía Đông Bắc Jakarta, núi lửa Karangetang bắt đầu hoạt động mạnh, phun tro nóng và nham thạch từ ngày 18/3.
Hiện chưa có tin tức về thương vong. Đây là một trong những núi lửa hoạt động mạnh nhất ở Indonesia. Tháng Tám năm ngoái, đã có bốn người thiệt mạng khi núi lửa này hoạt động.
Trong khi đó, sáng 20/3, Cơ quan thời tiết, khí tượng và địa vật lý của Indonesia đã ghi nhận được một trận động đất 5,3 độ Richter tại khu vực phía Nam tỉnh Tây Java. Tâm chấn ở sâu dưới biển 10km và cách thị trấn Sukabumi khoảng 113km về phía Tây Nam.
Trong một diễn biến khác, theo kênh truyền hình địa phương Pakistan ARY, ít nhất bảy thợ mỏ thiệt mạng và 45 người khác bị mắc kẹt sau các vụ nổ xảy ra sáng 20/3 tại mỏ than gần thành phố Quetta, thủ phủ tỉnh Balochistan, Tây Nam Pakistan.
Sự cố xảy ra vào khoảng 4 giờ sáng (giờ địa phương), khi khí tích tụ quá mức trong hầm lò, trong khi hệ thống thông gió hoạt động kém, đã gây ra ba vụ nổ liên tiếp.
Ước tính, khi xảy ra sự cố, có khoảng 52 thợ mỏ đang làm việc trong hầm lò ở các độ sâu từ 60-300m./.
Trận động đất tại Philippines xảy ra vào lúc 16 giờ 26 (giờ địa phương), đã làm rung chuyển khu vực quần đảo Babuyan với tâm chấn nằm ở độ sâu 36,6km.
Còn trận động đất xảy ra lúc 16 giờ (giờ địa phương) cách thành phố Đài Trung (Đài Loan) khoảng 44km về phía Đông Nam, với tâm chấn ở độ sâu 30km, khiến các tòa nhà ở Đài Bắc bị rung lắc mạnh.
Hiện chưa có thông tin về thiệt hại cũng như chưa có cảnh báo sóng thần nào được đưa ra tại cả hai khu vực trên.
Cùng ngày, theo tin báo chí địa phương, đã có ít nhất 600 người sống quanh khu vực núi lửa Karangetang phải đi sơ tán sau khi mức độ phun trào của núi lửa này được nâng lên báo động đỏ từ ngày 19/3.
Nằm ở trên đảo nhỏ Siau, ngoài khơi đảo Sulawesi, về phía Đông Bắc Jakarta, núi lửa Karangetang bắt đầu hoạt động mạnh, phun tro nóng và nham thạch từ ngày 18/3.
Hiện chưa có tin tức về thương vong. Đây là một trong những núi lửa hoạt động mạnh nhất ở Indonesia. Tháng Tám năm ngoái, đã có bốn người thiệt mạng khi núi lửa này hoạt động.
Trong khi đó, sáng 20/3, Cơ quan thời tiết, khí tượng và địa vật lý của Indonesia đã ghi nhận được một trận động đất 5,3 độ Richter tại khu vực phía Nam tỉnh Tây Java. Tâm chấn ở sâu dưới biển 10km và cách thị trấn Sukabumi khoảng 113km về phía Tây Nam.
Trong một diễn biến khác, theo kênh truyền hình địa phương Pakistan ARY, ít nhất bảy thợ mỏ thiệt mạng và 45 người khác bị mắc kẹt sau các vụ nổ xảy ra sáng 20/3 tại mỏ than gần thành phố Quetta, thủ phủ tỉnh Balochistan, Tây Nam Pakistan.
Sự cố xảy ra vào khoảng 4 giờ sáng (giờ địa phương), khi khí tích tụ quá mức trong hầm lò, trong khi hệ thống thông gió hoạt động kém, đã gây ra ba vụ nổ liên tiếp.
Ước tính, khi xảy ra sự cố, có khoảng 52 thợ mỏ đang làm việc trong hầm lò ở các độ sâu từ 60-300m./.
(TTXVN/Vietnam+)