Ông Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, PhóTrưởng ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp Trung ương; bà Lê Thị Thu Ba, Ủy viênTrung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Cải cách Tư phápTrung ương chủ trì hội nghị.
Dự cuộc họp còn có đại diện Lãnhđạo Tòa án nhân dân tối cao; Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Bộ Quốcphòng, Bộ Công an, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Văn phòng Chủ tịchnước, Văn phòng Chính phủ, Ban Nội chính Trung ương và đại diện lãnh đạocác tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương từ Thừa Thiên-Huế trở ra.
Nghị quyết 49/NQ-TW của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư phápđến năm 2020 đề ra mục tiêu xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh,dân chủ, nghiêm minh, trong đó có nhiệm vụ: “Chuẩn bị điều kiện về cánbộ, cơ sở vật chất để giao cho Bộ Tư pháp giúp Chính phủ thống nhất quảnlý công tác thi hành án; xác định rõ trách nhiệm của Ủy ban Nhân dân xã, phường thị trấnvà của cơ quan chuyên môn của Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trong việc thi hànhcác hình phạt không phải là hình phạt tù…; từng bước thực hiện xã hộihóa và quy định những hình thức, thủ tục để giao cho tổ chức không phảilà cơ quan nhà nước thực hiện một số công việc thi hành án.”
Qua 8 nămthực hiện Nghị quyết 49/NQ-TW, với sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy,chính quyền các cấp, sự nỗ lực của các cơ quan tư pháp, đã thu được mộtsố kết quả bước đầu trong việc đổi mới tổ chức và hoạt động thi hành án. Trongđó, đã hoàn thiện một bước căn bản về thể chế pháp lý, kiện toàn hệthống tổ chức, quản lý thi hành án trong cả 3 lĩnh vực hình sự, dân sự, hànhchính.
Trên cơ sở bám sát việc thực hiện chủ trương của Đảng vềđổi mới công tác thi hành án, Đề án “Về việc thực hiện quản lý công tác thi hành án”được xây dựng nhằm khắc phục hạn chế trong công tác quản lý thi hành án dân sự,hành chính qua 20 năm thực hiện.
Về nguyên tắc của Đề án, việcđổi mới công tác quản lý thi hành án xuất phát từ đặc thù của mỗi loại hình thi hành án;gắn với cải cách lập pháp, cải cách hành chính, cải cách tư pháp, đồngthời làm cho hoạt động thi hành án có hiệu lực, hiệu quả, bảo đảm quyền conngười, quyền công dân trong hoạt động thi hành án. Đề án cũng được xây dựng nhằmbảo đảm sự giám sát của các cơ quan dân cử và của nhân dân đối với côngtác thi hành án.
Việc xây dựng và triển khai Đề án còn nhằm xác địnhrõ quyền hạn, trách nhiệm của Tòa án trong việc thi hành bản án, quyếtđịnh thi hành bản án, quyết định của tòa án; xác định lại thẩm quyềnquản lý Nhà nước của bộ, ngành và Ủy ban Nhân dân các cấp trong công tác thi hành án; đẩymạnh xã hội hóa hoạt động thi hành án dân sự; đề cao hơn nữa kỷ cương, tráchnhiệm trong việc chấp hành các bản án, quyết định của tòa án.
Cácý kiến tại Hội nghị cho thấy, bên cạnh những kết quả đã đạt được, việcđổi mới công tác thi hành án so với yêu cầu của Nghị quyết 49 còn rất chậm, vớinhiều khó khăn, vướng mắc. Các tham luận tại hội nghị cũng đã nêu bậtthực trạng hoạt động thi hành án và quản lý thi hành án; vị trí, tính chấtcủa hoạt động thi hành án trong mối quan hệ với các hoạt động tư pháp khác;tính đa dạng và đặc thù của mỗi loại hình thi hành án; việc tổ chức hệ thống cơquan quản lý, cơ quan thi hành án hình sự, dân sự theo ngành dọc như hiện nay;mô hình quản lý công tác thi hành án….
Trên cơ sở đó, nhiều ý kiến góp ýtrực tiếp vào các nội dung, phương hướng đổi mới; giải pháp quản lý thi hành ánnhằm hoàn thiện mô hình tổ chức, quản lý thi hành án và hoạt động thi hành án. Trong đó,phân biệt rõ vai trò, chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan tư pháp: BộTư pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng để đóng góp cho Trung ương, góp phầnhoàn thiện dự thảo Đề án, đảm bảo tính khả thi, đem lại hiệu quả caotrong triển khai thực hiện.
Kết luận hội nghị, Phó Thủ tướngChính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, việc xây dựng Đề án “Về việc thựchiện quản lý công tác thi hành án là cần thiết,” phù hợp với tình hình hiện nay.
Phó Thủ tướng kết luận, các ý kiến tại hội nghị đều thống nhất về việc dừngtriển khai Đề án “Chuẩn bị điều kiện về cán bộ, cơ sở vật chất để giaocho Bộ Tư pháp giúp Chính phủ thống nhất quản lý công tác thi hành án” đến khicó điều kiện; đồng thời tiếp tục khẳng định vai trò của Chính phủ trongquản lý thi hành án. Trong đó, Bộ Công an giúp Chính phủ quản lý công tác thi hành án hình sự; Bộ Tư pháp phụ trách công tác thi hành án dân sự và hành chính; Bộ Quốcphòng quản lý công tác thi hành án trong Quân đội về dân sự và hình sự.
Phó Thủ tướng khẳng định, Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp trung ương sẽtiếp thu các ý kiến, hoàn thiện dự thảo Đề án; xác định rõ hơn tráchnhiệm của Chính phủ trong việc quản lý thi hành án hình sự, trách nhiệm của Ủy ban Nhân dâncấp xã trong thi hành các hình phạt như: Án treo, cảnh cáo, cải tạokhông giam giữ, cấm cư trú, quản chế…; đặc biệt đẩy mạnh hơn nữa việc xãhội hóa một số công việc thi hánh án như thí điểm triển khai thừa phátlại, từng bước triển khai tại các địa phương đáp ứng đủ điều kiện nhằmgiảm nhẹ gánh nặng cho hệ thống các cơ quan Nhà nước./.