Thực trạng người nước ngoài làm lữ hành “chui” cho khách Nga trên địa bàn tỉnh Bình Thuận như tự tổ chức tour đến Việt Nam, tự kinh doanh nhà hàng, tự hướng dẫn, có xe vận chuyển khách, khách sạn họ cũng “bao” luôn... cần phải chấn chỉnh ngay.
Đây là khẳng định của Chánh Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Vũ Xuân Thành tại Hội nghị sơ kết 9 tháng công tác văn hóa, thể thao và du lịch diễn ra sáng nay (11/10) ở Hà Nội.
“Vấn đề là chúng ta phải làm sao để nối kết các địa phương cùng chung tay dẹp bỏ thực trạng này, tránh tình trạng có địa phương làm chặt nhưng địa phương khác lại buông lỏng quản lý. Ví dụ như nếu Bình Thuận làm chặt mà Ninh Thuận buông lỏng thì khách lại đổ về Ninh Thuận, như thế sẽ không hiệu quả,” Chánh Thanh tra Bộ nhấn mạnh.
Chính vì thế, lãnh đạo ngành du lịch chỉ đạo sẽ tập trung chấn chỉnh quản lý lữ hành Nga ở Bình Thuận và lữ hành Trung Quốc ở Quảng Ninh ngay trong quý IV, do có nhiều dấu hiệu tiêu cực. Mặc dù, thực tế cho thấy, lượng khách Nga đến Việt Nam du lịch trong những năm qua tăng khoảng 50% mỗi năm. Năm 2012, Việt Nam đã thu hút trên 174.000 lượt khách Nga, tăng 71% so với năm 2011. Riêng 9 tháng 2013, đã có khoảng 190.000 lượt khách Nga tới Việt Nam, tăng hơn 57% so với cùng kỳ năm 2012, trong số đó du khách tới Bình Thuận chiếm 30%.
Lãnh đạo Bộ thừa nhận, qua chín tháng, công tác quản lý môi trường, đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch còn bất cập. Hiện tượng lừa đảo, gian lận, ép giá, chèo kéo, đeo bám du khách chưa được kiểm soát và có chiều hướng gia tăng, nhất là tại các địa bàn du lịch trọng điểm. Nhiều điểm thăm quan và trạm dừng nghỉ chưa đầu tư được hệ thống nhà vệ sinh đạt chuẩn.
Đặc biệt, công tác quản lý hoạt động của các doanh nghiệp lữ hành còn lỏng lẻo, chưa được kiểm tra, giám sát thường xuyên, dẫn đến có doanh nghiệp không có giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế nhưng vẫn tổ chức đưa khách Việt Nam ra nước ngoài, để xảy ra sự cố gây hậu quả xấu như vụ Công ty Travel Life bỏ rơi gần 700 khách Việt trên đất Thái Lan hồi tháng Sáu vừa qua...
Trước những tồn tại này, Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn đã chỉ rõ một số nhiệm vụ trọng tâm mà toàn ngành sẽ phải “tăng tốc” trong ba tháng cuối năm.
Theo đó, ngành tiếp tục nâng cao và chấn chỉnh hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch; duy trì các biện pháp để đảm bảo tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch trong quý IV nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu của năm đề ra đồng thời tập trung hoàn thiện các sự kiện, hoạt động lớn trong năm.
Ngoài ra, các vấn đề là nhà vệ sinh du lịch, thống kê du lịch, marketing và củng cố quản lý nhà nước về du lịch ở các sở du lịch địa phương cũng sẽ được chú trọng để cải thiện các điều kiện cơ sở vật chất cũng như môi trường du lịch.
Mặc dù còn khá nhiều việc phải làm, song người đứng đầu ngành du lịch cũng bày tỏ lạc quan vào tăng trưởng du lịch trong quý IV, nhờ điều kiện thuận lợi khi các đường bay mới được kết nối; các địa phương chủ động triển khai nhiều hoạt động quảng bá xúc tiến du lịch, kiểm soát điểm đến nhằm tạo uy tín; các chương trình kích cầu được đẩy mạnh./.
Đây là khẳng định của Chánh Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Vũ Xuân Thành tại Hội nghị sơ kết 9 tháng công tác văn hóa, thể thao và du lịch diễn ra sáng nay (11/10) ở Hà Nội.
“Vấn đề là chúng ta phải làm sao để nối kết các địa phương cùng chung tay dẹp bỏ thực trạng này, tránh tình trạng có địa phương làm chặt nhưng địa phương khác lại buông lỏng quản lý. Ví dụ như nếu Bình Thuận làm chặt mà Ninh Thuận buông lỏng thì khách lại đổ về Ninh Thuận, như thế sẽ không hiệu quả,” Chánh Thanh tra Bộ nhấn mạnh.
Chính vì thế, lãnh đạo ngành du lịch chỉ đạo sẽ tập trung chấn chỉnh quản lý lữ hành Nga ở Bình Thuận và lữ hành Trung Quốc ở Quảng Ninh ngay trong quý IV, do có nhiều dấu hiệu tiêu cực. Mặc dù, thực tế cho thấy, lượng khách Nga đến Việt Nam du lịch trong những năm qua tăng khoảng 50% mỗi năm. Năm 2012, Việt Nam đã thu hút trên 174.000 lượt khách Nga, tăng 71% so với năm 2011. Riêng 9 tháng 2013, đã có khoảng 190.000 lượt khách Nga tới Việt Nam, tăng hơn 57% so với cùng kỳ năm 2012, trong số đó du khách tới Bình Thuận chiếm 30%.
Lãnh đạo Bộ thừa nhận, qua chín tháng, công tác quản lý môi trường, đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch còn bất cập. Hiện tượng lừa đảo, gian lận, ép giá, chèo kéo, đeo bám du khách chưa được kiểm soát và có chiều hướng gia tăng, nhất là tại các địa bàn du lịch trọng điểm. Nhiều điểm thăm quan và trạm dừng nghỉ chưa đầu tư được hệ thống nhà vệ sinh đạt chuẩn.
Đặc biệt, công tác quản lý hoạt động của các doanh nghiệp lữ hành còn lỏng lẻo, chưa được kiểm tra, giám sát thường xuyên, dẫn đến có doanh nghiệp không có giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế nhưng vẫn tổ chức đưa khách Việt Nam ra nước ngoài, để xảy ra sự cố gây hậu quả xấu như vụ Công ty Travel Life bỏ rơi gần 700 khách Việt trên đất Thái Lan hồi tháng Sáu vừa qua...
Trước những tồn tại này, Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn đã chỉ rõ một số nhiệm vụ trọng tâm mà toàn ngành sẽ phải “tăng tốc” trong ba tháng cuối năm.
Theo đó, ngành tiếp tục nâng cao và chấn chỉnh hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch; duy trì các biện pháp để đảm bảo tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch trong quý IV nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu của năm đề ra đồng thời tập trung hoàn thiện các sự kiện, hoạt động lớn trong năm.
Ngoài ra, các vấn đề là nhà vệ sinh du lịch, thống kê du lịch, marketing và củng cố quản lý nhà nước về du lịch ở các sở du lịch địa phương cũng sẽ được chú trọng để cải thiện các điều kiện cơ sở vật chất cũng như môi trường du lịch.
Mặc dù còn khá nhiều việc phải làm, song người đứng đầu ngành du lịch cũng bày tỏ lạc quan vào tăng trưởng du lịch trong quý IV, nhờ điều kiện thuận lợi khi các đường bay mới được kết nối; các địa phương chủ động triển khai nhiều hoạt động quảng bá xúc tiến du lịch, kiểm soát điểm đến nhằm tạo uy tín; các chương trình kích cầu được đẩy mạnh./.
Xuân Mai (Vietnam+)