Ủy ban châu Âu (EC) ngày 19/10 đề xuất gói đầu tư trị giá khoảng 50 tỷ euro (70 tỷ USD) nhằm cung cấp tài chính cho các dự án cơ sở hạ tầng trong khu vực, như đường giao thông, điện và viễn thông, với mục tiêu tạo thêm nhiều việc làm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở châu Âu.
Kế hoạch nếu được thông qua sẽ được triển khai trong bảy năm bắt đầu từ năm 2014, nhằm thu hút nhiều tỷ euro vốn đầu tư tư nhân để xây dựng các mạng lưới đường sắt cao tốc, hệ thống sân bay, mạng lưới băng thông rộng tốc độ cao, cũng như các mạng lưới truyền tải điện xuyên biên giới của châu Âu.
Chủ tịch EC Jose Manuel Barroso nói rằng kế hoạch mới này, hiện cần sự ủng hộ của các chính phủ châu Âu, là một chiến lược thúc đẩy tăng trưởng và việc làm của châu Âu trong tương lai.
Theo EC, gói tài chính nói trên sẽ đầu tư 31,7 tỷ euro để nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông của châu Âu. Ngoài ra, 9,1 tỷ euro sẽ được đầu tư cho các dự án năng lượng, cụ thể là hệ thống cơ sở hạ tầng năng lượng xuyên châu Âu, giúp EU đạt được mục tiêu cả về năng lượng và phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính vào năm 2020. Số tiền khoảng 9,2 tỷ euro còn lại sẽ được đầu tư cho các mạng lưới băng thông rộng cũng như các dịch vụ kỹ thuật số xuyên châu Âu.
Chủ tịch Barroso cũng đưa ra sáng kiến phát hành trái phiếu đặc biệt để thúc đẩy các chương trình đầu tư cả gói nêu trên. Ông cho biết trong giai đoạn trước năm 2014, EC muốn sử dụng khoản ngân sách 230 triệu USD để huy động thêm 4,5 tỷ euro (6,2 tỷ USD) từ khu vực tư nhân.
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Kinh tế Đức Phillipp Roesler, ngân sách của EU không thể là một giải pháp, trong bối cảnh các chính phủ châu Âu đang phải đối mặt với những điều kiện kinh tế hết sức khó khăn./.
Kế hoạch nếu được thông qua sẽ được triển khai trong bảy năm bắt đầu từ năm 2014, nhằm thu hút nhiều tỷ euro vốn đầu tư tư nhân để xây dựng các mạng lưới đường sắt cao tốc, hệ thống sân bay, mạng lưới băng thông rộng tốc độ cao, cũng như các mạng lưới truyền tải điện xuyên biên giới của châu Âu.
Chủ tịch EC Jose Manuel Barroso nói rằng kế hoạch mới này, hiện cần sự ủng hộ của các chính phủ châu Âu, là một chiến lược thúc đẩy tăng trưởng và việc làm của châu Âu trong tương lai.
Theo EC, gói tài chính nói trên sẽ đầu tư 31,7 tỷ euro để nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông của châu Âu. Ngoài ra, 9,1 tỷ euro sẽ được đầu tư cho các dự án năng lượng, cụ thể là hệ thống cơ sở hạ tầng năng lượng xuyên châu Âu, giúp EU đạt được mục tiêu cả về năng lượng và phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính vào năm 2020. Số tiền khoảng 9,2 tỷ euro còn lại sẽ được đầu tư cho các mạng lưới băng thông rộng cũng như các dịch vụ kỹ thuật số xuyên châu Âu.
Chủ tịch Barroso cũng đưa ra sáng kiến phát hành trái phiếu đặc biệt để thúc đẩy các chương trình đầu tư cả gói nêu trên. Ông cho biết trong giai đoạn trước năm 2014, EC muốn sử dụng khoản ngân sách 230 triệu USD để huy động thêm 4,5 tỷ euro (6,2 tỷ USD) từ khu vực tư nhân.
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Kinh tế Đức Phillipp Roesler, ngân sách của EU không thể là một giải pháp, trong bối cảnh các chính phủ châu Âu đang phải đối mặt với những điều kiện kinh tế hết sức khó khăn./.
Nguyễn Trường (TTXVN/Vietnam+)