Ủy ban châu Âu (EC), cơ quan hành pháp của Liên minh châu Âu (EU) ngày 18/7 cảnh báo chính quyền Romania phải tôn trọng những cam kết về dân chủ và quy định luật pháp của nước này nhằm giải quyết những căng thẳng trên chính trường, có nguy cơ đẩy Bucharest rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị và tài chính.
Trong báo cáo thường niên đánh giá về tiến trình thực thi luật pháp và chống tham nhũng tại Romania, EC cho rằng mặc dù đã đạt được một số tiến bộ nhất định, song quốc gia nghèo thứ hai trong EU này vẫn chưa hoàn chỉnh hệ thống tư pháp.
Động thái của Liên minh Xã hội Tự do cầm quyền (USL), do Thủ tướng Victor Ponta đứng đầu, lập kế hoạch nhằm luận tội Tổng thống Traian Basescu, bị EU coi là vi phạm nghiêm trọng quy chế dân chủ. Ông Ponta bị cáo buộc đã vi phạm luật pháp, vì hạn chế quyền lực của Tòa án Hiến pháp, đe dọa thẩm phán và cách chức vô cớ nhiều quan chức khác.
Chủ tịch EC Jose Manuel Barroso khẳng định "những bất đồng chính trị xảy ra tại Romania gần đây đã làm lung lay lòng tin của EU," đồng thời kêu gọi Romania phải tôn trọng hiến pháp và pháp luật để lấy lại lòng tin của các đối tác trong khối. Tiến trình thực hiện này sẽ có sự giám sát và đánh giá thường xuyên của EC thông qua các báo cáo tiếp theo.
Trong khi đó, đề cập tới báo cáo của EC, Thủ tướng Ponta trong cuộc họp báo tại Bucharest đã thừa nhận đây là một báo cáo "cân bằng" và cam kết nỗ lực thực hiện đầy đủ tiến trình các cải cách hiến pháp trong vòng năm năm tới. Tổng thống tạm quyền Romania Crin Antonescu cũng khẳng định Bucharest "hoàn toàn đồng ý" với những đánh giá trên và cam kết sẽ thực hiện nghiêm túc các quy định của EC.
Áp lực gay gắt từ các nhà lãnh đạo EU và Mỹ dường như đã có ảnh hưởng đối với chính quyền Romania khi ngày 16/7, Tổng thống tạm quyền Antonescu đã thông qua điều luật phục hồi lại những quy định cũ về mức tối thiểu trên 50% trong cuộc trưng cầu ý dân nhằm luận tội Tổng thống Basescu dự kiến diễn ra vào ngày 29/7 tới.
Căng thẳng trên chính trường Romania không những làm chao đảo thị trường tài chính nước này, đẩy đồng nội tệ leu rớt xuống mức thấp kỷ lục, mà còn khiến Bucharest gặp nhiều khó khăn trong tiến trình đàm phán để nhận gói cứu trợ từ EU và Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF). Hiện IMF đã tạm hoãn xem xét khoản vay trị giá 5 tỷ euro cho Romania do những vấn đề nội bộ nước này./.
Trong báo cáo thường niên đánh giá về tiến trình thực thi luật pháp và chống tham nhũng tại Romania, EC cho rằng mặc dù đã đạt được một số tiến bộ nhất định, song quốc gia nghèo thứ hai trong EU này vẫn chưa hoàn chỉnh hệ thống tư pháp.
Động thái của Liên minh Xã hội Tự do cầm quyền (USL), do Thủ tướng Victor Ponta đứng đầu, lập kế hoạch nhằm luận tội Tổng thống Traian Basescu, bị EU coi là vi phạm nghiêm trọng quy chế dân chủ. Ông Ponta bị cáo buộc đã vi phạm luật pháp, vì hạn chế quyền lực của Tòa án Hiến pháp, đe dọa thẩm phán và cách chức vô cớ nhiều quan chức khác.
Chủ tịch EC Jose Manuel Barroso khẳng định "những bất đồng chính trị xảy ra tại Romania gần đây đã làm lung lay lòng tin của EU," đồng thời kêu gọi Romania phải tôn trọng hiến pháp và pháp luật để lấy lại lòng tin của các đối tác trong khối. Tiến trình thực hiện này sẽ có sự giám sát và đánh giá thường xuyên của EC thông qua các báo cáo tiếp theo.
Trong khi đó, đề cập tới báo cáo của EC, Thủ tướng Ponta trong cuộc họp báo tại Bucharest đã thừa nhận đây là một báo cáo "cân bằng" và cam kết nỗ lực thực hiện đầy đủ tiến trình các cải cách hiến pháp trong vòng năm năm tới. Tổng thống tạm quyền Romania Crin Antonescu cũng khẳng định Bucharest "hoàn toàn đồng ý" với những đánh giá trên và cam kết sẽ thực hiện nghiêm túc các quy định của EC.
Áp lực gay gắt từ các nhà lãnh đạo EU và Mỹ dường như đã có ảnh hưởng đối với chính quyền Romania khi ngày 16/7, Tổng thống tạm quyền Antonescu đã thông qua điều luật phục hồi lại những quy định cũ về mức tối thiểu trên 50% trong cuộc trưng cầu ý dân nhằm luận tội Tổng thống Basescu dự kiến diễn ra vào ngày 29/7 tới.
Căng thẳng trên chính trường Romania không những làm chao đảo thị trường tài chính nước này, đẩy đồng nội tệ leu rớt xuống mức thấp kỷ lục, mà còn khiến Bucharest gặp nhiều khó khăn trong tiến trình đàm phán để nhận gói cứu trợ từ EU và Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF). Hiện IMF đã tạm hoãn xem xét khoản vay trị giá 5 tỷ euro cho Romania do những vấn đề nội bộ nước này./.
(TTXVN)