Ngoài ra, EU cũng đề nghị tất cả các nước đều phải đưa ra những cam kết cụthể, rõ ràng nhằm ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu.
Trước việc hiệu lực của Nghị định thư Kyoto về cắt giảm khí thải cácbon,sẽ hết hạn vào năm 2012, EU đề nghị một vòng đàm phán mới trên cơ sở Nghị địnhthư đó, nhằm thu hẹp khoảng cách về trách nhiệm trong chống biến đổi khí hậugiữa các nước giàu và các nước còn lại.
Trung Quốc và Ấn Độ, những nước không tham gia Nghị định thư Kyôtô, đãhoan nghênh đề trên của EU, đồng thời hối thúc các nước giàu giữ lời hứa giúpcác nước nghèo đối phó với tình trạng biến đổi khí hậu.
Trong khi đó, Canada, Nga và Nhật Bản, các nước tham gia Nghị định thưKyoto, cho biết sẽ không tham gia vòng đàm phán mới nếu nó không bao gồm các nềnkinh tế mới nổi, còn Australia và Thụy Điển đề nghị đặt ra thời hạn vào năm 2015cho vòng đàm phán mới với sự tham gia của tất cả các nước giàu cũng như các nướcđang phát triển.
Riêng Mỹ, nước có lượng khí thải cácbon lớn nhất thế giới, nhưng khôngtham gia Nghị định thư Kyôtô, vẫn chưa đưa ra quan điểm chính thức của mình.
Tại đại hội này, các nước nhỏ đã tích cực vận động cho những quyết sáchcứng rắn về biến đổi khí hậu do lo ngại rằng băng tan sẽ dẫn đến mực nước biểndâng và có thể dần nhấn chìm các vùng đất thấp.
Các nhà khoa học của Liên hợp quốc cũng cảnh báo thế giới cần phải giảmđược lượng khí thải cácbon sẽ chạm mốc nguy hiểm vào giữa thập kỷ này để loại bỏnhững tổn hại hiển nhiên do tác động của tình trạng biến đổi khí hậu mà bằngchứng rõ ràng là các hiện tượng khí hậu cực đoan xuất hiện ngày càng nhiều.
Đại hội trù bị về chống biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc ở Panama hyvọng các nước sẽ tìm ra tiếng nói chung trong vấn đề gai góc nhất này trước thềmhội nghị chính thức sẽ diễn ra tại Durban, Nam Phi vào tháng 11 tới./.