Ngày 5/1, Đại diện cấp cao về an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Catherine Ashton đã bắt đầu chuyến thăm Trung Đông hai ngày nhằm tìm giải pháp thúc đẩy tiến trình hòa bình giữa Israel và Palestine.
Dự kiến, bà Ashton sẽ gặp các nhà lãnh đạo cấp cao của Israel và Palestine để khẳng định lại cam kết của EU đối với tiến tình hòa bình Trung Đông, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết phải mở các cửa khẩu vào Dải Gaza để tạo thuận lợi cho việc tái thiết và khôi phục kinh tế của vùng lãnh thổ này.
Phát biểu trước chuyến thăm, bà Ashton khẳng định EU sẽ ủng hộ mọi nỗ lực nhằm sớm đạt được một nền hòa bình bền vững giữa Israel và Palestine và mong muốn hai nhà nước Israel và Palestine cùng tồn tại trong hòa bình và an ninh. Theo bà, không có con đường nào khác là giải quyết xung đột thông qua thương lượng.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Israel Avigdor Lieberman cho rằng phải mất "ít nhất một thập kỷ" mới có thể đạt được thỏa thuận hòa bình với Palestine.
Ông Lieberman nhận định Israel và Palestine đang có sự hợp tác tốt về kinh tế và an ninh và hai bên "cần tiếp tục hợp tác trong hai lĩnh vực này." Tuy nhiên, để đạt được một giải pháp chính trị có thể phải mất ít nhất 10 năm vì tiến trình chính trị cần được thúc đẩy từng bước. Ông cho rằng vào thời điểm hiện nay cần đạt được một thỏa thuận trung gian dài hạn với Palestine.
Ngày 7/12 vừa qua, Mỹ đã thừa nhận không thể thuyết phục Israel ngừng xây dựng các khu định cư Do Thái - điều kiện Palestine đặt ra để nối lại đàm phán trực tiếp. Mặc dù Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton sau đó đề xuất tiến hành đàm phán gián tiếp, song không nhận được sự ủng hộ của Palestine. Palestine khẳng định sẽ không đàm phán chừng nào Tel Aviv vẫn tiếp tục xây dựng các khu định cư Do Thái.
Liên đoàn Arập (AL) cũng quyết định không nối lại đàm phán nếu Mỹ không đưa ra một đề xuất nghiêm túc nhằm bảo đảm chấm dứt cuộc xung đột Arập-Israel phù hợp với các nguyên tắc của tiến trình hòa bình./.
Dự kiến, bà Ashton sẽ gặp các nhà lãnh đạo cấp cao của Israel và Palestine để khẳng định lại cam kết của EU đối với tiến tình hòa bình Trung Đông, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết phải mở các cửa khẩu vào Dải Gaza để tạo thuận lợi cho việc tái thiết và khôi phục kinh tế của vùng lãnh thổ này.
Phát biểu trước chuyến thăm, bà Ashton khẳng định EU sẽ ủng hộ mọi nỗ lực nhằm sớm đạt được một nền hòa bình bền vững giữa Israel và Palestine và mong muốn hai nhà nước Israel và Palestine cùng tồn tại trong hòa bình và an ninh. Theo bà, không có con đường nào khác là giải quyết xung đột thông qua thương lượng.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Israel Avigdor Lieberman cho rằng phải mất "ít nhất một thập kỷ" mới có thể đạt được thỏa thuận hòa bình với Palestine.
Ông Lieberman nhận định Israel và Palestine đang có sự hợp tác tốt về kinh tế và an ninh và hai bên "cần tiếp tục hợp tác trong hai lĩnh vực này." Tuy nhiên, để đạt được một giải pháp chính trị có thể phải mất ít nhất 10 năm vì tiến trình chính trị cần được thúc đẩy từng bước. Ông cho rằng vào thời điểm hiện nay cần đạt được một thỏa thuận trung gian dài hạn với Palestine.
Ngày 7/12 vừa qua, Mỹ đã thừa nhận không thể thuyết phục Israel ngừng xây dựng các khu định cư Do Thái - điều kiện Palestine đặt ra để nối lại đàm phán trực tiếp. Mặc dù Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton sau đó đề xuất tiến hành đàm phán gián tiếp, song không nhận được sự ủng hộ của Palestine. Palestine khẳng định sẽ không đàm phán chừng nào Tel Aviv vẫn tiếp tục xây dựng các khu định cư Do Thái.
Liên đoàn Arập (AL) cũng quyết định không nối lại đàm phán nếu Mỹ không đưa ra một đề xuất nghiêm túc nhằm bảo đảm chấm dứt cuộc xung đột Arập-Israel phù hợp với các nguyên tắc của tiến trình hòa bình./.
(TTXVN/Vietnam+)