Ủy ban châu Âu (EC) hôm 8/3 đã thông qua kế hoạch tăng gấp đôi hiệu quả sử dụng năng lượng, nhằm giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, một phần bằng cách sản xuất các thiết bị gia dụng tiết kiệm điện hơn, cải thiện hệ thống tiêu thụ điện ở các tòa nhà công và tư.
Theo EC, Liên minh châu Âu (EU) có khả năng giảm 25% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính xuống dưới mức tương ứng năm 1990 vào năm 2020, vượt mục tiêu 20% đã đặt ra, thông qua chương trình sử dụng năng lượng hiệu quả trong các ngành giao thông, xây dựng và nông nghiệp.
Ủy viên phụ trách khí hậu của EU, Connie Hedegaard nói: "Chúng ta không cần phải chờ đột phá về công nghệ, vì công nghệ hiện có đã đủ giúp tăng hiệu quả sử dụng năng lượng trên thế giới. Đã đến lúc châu Âu nên bắt đầu quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế có hàm lượng cacbon thấp một cách cạnh tranh."
Theo kế hoạch được công bố tại Strasbourg, Pháp, toàn bộ mục tiêu mà EU đặt ra là giảm 80% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính vào năm 2050. Tuy nhiên, để đạt được điều này, các mục tiêu mang tính bản lề trước đó là giảm lần lượt 40% và 60% khí phát thái gây ô nhiễm vào các năm 2030 và 2040.
Về kinh phí, mức đầu tư dự kiến cho kế hoạch trên là 270 tỷ euro mỗi năm, tương đương 1,5% tổng sản lượng kinh tế của cả EU. Tuy nhiên, phần lớn số tiền dự chi này sẽ được bù đắp bằng nhập khẩu xăng dầu giảm.
EC dự kiến, trong 40 năm tới, chi phí nhiên liệu của EU sẽ giảm 175 tỷ euro (320 tỷ USD)/năm, song nếu EU không nhanh chóng hành động, khoản chi phí này sẽ tăng gấp đôi.
Kế hoạch trên có thể tạo 1,5 triệu việc làm mới từ nay đến năm 2050. Năng lượng tái tạo hiện là ngành tạo việc làm nhiều nhất. Chỉ trong vòng 5 năm, số lao động trong ngành công nghiệp này đã tăng từ 230.000 người lên 550.000 người./.
Theo EC, Liên minh châu Âu (EU) có khả năng giảm 25% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính xuống dưới mức tương ứng năm 1990 vào năm 2020, vượt mục tiêu 20% đã đặt ra, thông qua chương trình sử dụng năng lượng hiệu quả trong các ngành giao thông, xây dựng và nông nghiệp.
Ủy viên phụ trách khí hậu của EU, Connie Hedegaard nói: "Chúng ta không cần phải chờ đột phá về công nghệ, vì công nghệ hiện có đã đủ giúp tăng hiệu quả sử dụng năng lượng trên thế giới. Đã đến lúc châu Âu nên bắt đầu quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế có hàm lượng cacbon thấp một cách cạnh tranh."
Theo kế hoạch được công bố tại Strasbourg, Pháp, toàn bộ mục tiêu mà EU đặt ra là giảm 80% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính vào năm 2050. Tuy nhiên, để đạt được điều này, các mục tiêu mang tính bản lề trước đó là giảm lần lượt 40% và 60% khí phát thái gây ô nhiễm vào các năm 2030 và 2040.
Về kinh phí, mức đầu tư dự kiến cho kế hoạch trên là 270 tỷ euro mỗi năm, tương đương 1,5% tổng sản lượng kinh tế của cả EU. Tuy nhiên, phần lớn số tiền dự chi này sẽ được bù đắp bằng nhập khẩu xăng dầu giảm.
EC dự kiến, trong 40 năm tới, chi phí nhiên liệu của EU sẽ giảm 175 tỷ euro (320 tỷ USD)/năm, song nếu EU không nhanh chóng hành động, khoản chi phí này sẽ tăng gấp đôi.
Kế hoạch trên có thể tạo 1,5 triệu việc làm mới từ nay đến năm 2050. Năng lượng tái tạo hiện là ngành tạo việc làm nhiều nhất. Chỉ trong vòng 5 năm, số lao động trong ngành công nghiệp này đã tăng từ 230.000 người lên 550.000 người./.
Trang Nhung (TTXVN/Vietnam+)