Festival Huế 2018 quy tụ nhiều chương trình nghệ thuật đặc sắc

Festival Huế 2018 quy tụ nhiều chương trình nghệ thuật đặc sắc, mang dấu ấn của những vùng văn hóa tiêu biểu; với sự tham gia của gần 1.300 nghệ sỹ trong và ngoài nước biểu diễn.
Festival Huế 2018 quy tụ nhiều chương trình nghệ thuật đặc sắc ảnh 1Quang cảnh họp báo. (Ảnh: Quốc Việt/TTXVN)

Chiều 26/4, tại thành phố Huế, Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế tổ chức họp báo giới thiệu Festival Huế 2018.

Với chủ đề "Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển, Huế-một điểm đến năm di sản," Festival Huế 2018 sẽ diễn ra từ ngày 27/4 đến hết ngày 2/5 tới.

Ông Nguyễn Dung, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế, Trưởng ban Tổ chức Festival Huế 2018 cho biết: Festival Huế là lễ hội văn hóa nghệ thuật, du lịch có quy mô quốc gia và quốc tế đầu tiên ở Việt Nam, được tổ chức định kỳ hai năm một lần vào các năm chẵn.

[Các hoạt động chính tại Festival Huế 2018]

Trải qua các kỳ tổ chức, Festival Huế 2018 đã đạt được những thành quả nhất định, khẳng định vị thế và thương hiệu trong cộng đồng các Festival chuyên nghiệp trên thế giới.

Kế thừa và phát huy thành công của các kỳ trước đây, Festival Huế 2018 được tổ chức đúng vào dịp kỷ niệm 25 năm quần thể Di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới (1993-2018); 15 năm Nhã nhạc Cung đình Huế được UNESCO công nhận là Kiệt tác di sản văn hóa Phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại (2003-2018).

Festival Huế 2018 quy tụ nhiều chương trình nghệ thuật đặc sắc, mang dấu ấn của những vùng văn hóa tiêu biểu với sự tham gia của 15 nhà hát, đoàn nghệ thuật và nhóm nghệ sỹ Việt Nam, cùng 24 đoàn nghệ thuật đến từ 19 quốc gia trên thế giới.

Dự kiến tại Festival có 1.296 nghệ sỹ; trong đó có 388 nghệ sỹ quốc tế, 398 nghệ sỹ trong nước, 510 diễn viên không chuyên trong tỉnh, sẽ tham gia biểu diễn ở 38 chương trình nghệ thuật với nhiều loại hình phong phú, đa sắc màu ở các sân khấu trung tâm thành phố và các huyện, thị trong tỉnh.

Festival Huế 2018 quy tụ nhiều chương trình nghệ thuật đặc sắc ảnh 2Biểu diễn nghệ thuật của đoàn Siri Lanka sân khấu trước Đại Nội tại Festival Huế 2016. (Ảnh: Thanh Hà/TTXVN)

Một trong những điểm nhấn tạo nên sự khác biệt của Festival Huế so với các Festival nghệ thuật khác là thông qua các kỳ Festival, Việt Nam nói chung và Thừa Thiên-Huế nói riêng đã giới thiệu với bạn bè quốc tế về những tài nguyên di sản, về những bản sắc vùng miền của mình một cách sống động nhất.

Quần thể Di tích kiến trúc Cung đình Huế cùng với các Di sản Thế giới Huế là hạt nhân gắn kết với nhiều nội dung trong các hoạt động Festival như Không gian Đông-Tây Điện Thái Hòa, Duyệt Thị Đường, vườn Cơ Hạ, vườn Thiệu Phương, sân Điện Cần Chánh, sân Điện Kiến Trung, cung Diên Thọ, cung Trường Sanh-Đại Nội, không gian Cung An Định...

Những lễ hội mang màu sắc cung đình, những lễ hội đậm nét truyền thống Huế, Việt Nam, tiếp tục là những điểm nhấn quan trọng tại Festival Huế 2018.

Đặc biệt, Festival Huế 2018 cũng là cơ hội để du khách và người dân tìm hiểu, trải nghiệm những giá trị độc đáo của năm di sản đã được UNESCO công nhận: Quần thể Di tích Cố đô Huế (1993), Nhã nhạc Cung đình Huế (2003), Mộc bản triều Nguyễn (2010), Châu bản triều Nguyễn (2014), Thơ văn trên kiến trúc Cung đình Huế (2016).

Huế còn cùng với chín tỉnh, thành phố miền Trung đồng chủ sở hữu một di sản phi vật thể vừa mới được UNESCO công nhận vào tháng 12/2017 là nghệ thuật Bài Chòi.

Ngoài ra, tại Festival Huế 2018, nhiều giá trị văn hóa cung đình và dân gian, văn hóa tâm linh; các ngành nghề truyền thống, văn hóa của vùng đất Cố đô cũng sẽ tiếp tục được giới thiệu./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Chương trình nghệ thuật sân khấu hóa với chủ đề “Huyền thoại Mẹ xứ sở” tại lễ hội. (Ảnh: Đặng Tuấn/TTXVN)

Khánh Hòa: Khai mạc Lễ hội Tháp Bà Ponagar năm 2025

Lễ hội Tháp Bà Ponagar năm 2025 kéo dài đến hết ngày 20/4, là cơ hội gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa, để nơi đây mãi là biểu tượng thiêng liêng của lòng tri ân, niềm tin và khát vọng của con người.

Những chiếc thuyền câu cùng vật tế lễ tại lễ Khao lề. (Ảnh: TTXVN phát)

Quảng Ngãi: Tri ân những hùng binh Hoàng Sa

Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa không chỉ dừng lại ở ý nghĩa văn hóa, mà còn góp phần phản ánh về lịch sử bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam trên vùng Biển Đông.

Nước phở nóng sốt được chan vào bát. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)

Về Nam Định tham dự lễ hội làng nghề Phở Vân Cù

Lễ hội làng nghề phở Vân Cù, xã Đồng Sơn, huyện Nam Trực, Nam Định nhằm bảo tồn, phát triển và tri ân các bậc tiền bối đã làm nên một nghề Phở Vân Cù truyền thống, được lan tỏa khắp mọi miền tổ quốc.

Các nghệ nhân trình diễn đổ chiếc bánh xèo khổng lồ có 100 con tôm hùm trong khuôn khổ Lễ hội. (Ảnh: Trung Kiên/TTXVN)

Bảo tồn và phát huy giá trị bánh dân gian Nam Bộ

Lễ hội bánh dân gian Nam Bộ 2025 quy tụ nhiều nghệ nhân từ khắp mọi miền đất nước với quy mô hơn 230 gian hàng gồm không gian bánh dân gian, không gian đặc sản vùng miền, không gian ẩm thực.