Báo cáo của Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) nhân Ngày Tị nạn thế giới (20/6) cho biết số người bị buộc phải rời bỏ quê hương của họ đã tăng từ 43,3 triệu năm 2010 lên 43,7 triệu người tính đến thời điểm hiện tại, và là mức cao nhất trong vòng 15 năm qua.
Trong số này, 15,4 triệu người phải tị nạn ở nước ngoài và 28,3 triệu người phải tha hương ngay chính trên đất nước của họ do hậu quả của xung đột và thảm họa thiên tai.
UNHCR nhấn mạnh gánh nặng tị nạn đè lên các nước đang phát triển với trên 80% số người tị nạn là ở các nước nghèo nhất thế giới.
Có 10,5 triệu người tị nạn đang được sự bảo trợ của Liên hợp quốc và 4,82 triệu người tị nạn Palestine đang được sự bảo trợ của Cơ quan cứu trợ người tị nạn Palestine của Liên hợp quốc. Người Afghanistan chiếm hơn 30% số người tị nạn toàn cầu trong hai năm 2001 và 2010, sau đó là người Iraq, Somalia, Congo và Sudan.
Liên hợp quốc kêu gọi các nước giàu chia sẻ gánh nặng người tị nạn toàn cầu như tăng các hạn ngạch tái định cư và đẩy nhanh các sáng kiến hòa bình để giải quyết các cuộc xung đột kéo dài vì các nước đang phát triển không thể tiếp tục chịu đựng gánh nặng người tị nạn quá lớn như hiện nay. Mỹ và Đức là hai nước phát triển đã tiếp nhận số người tị nạn lớn nhất, sau đó là Canada và Australia./.
Trong số này, 15,4 triệu người phải tị nạn ở nước ngoài và 28,3 triệu người phải tha hương ngay chính trên đất nước của họ do hậu quả của xung đột và thảm họa thiên tai.
UNHCR nhấn mạnh gánh nặng tị nạn đè lên các nước đang phát triển với trên 80% số người tị nạn là ở các nước nghèo nhất thế giới.
Có 10,5 triệu người tị nạn đang được sự bảo trợ của Liên hợp quốc và 4,82 triệu người tị nạn Palestine đang được sự bảo trợ của Cơ quan cứu trợ người tị nạn Palestine của Liên hợp quốc. Người Afghanistan chiếm hơn 30% số người tị nạn toàn cầu trong hai năm 2001 và 2010, sau đó là người Iraq, Somalia, Congo và Sudan.
Liên hợp quốc kêu gọi các nước giàu chia sẻ gánh nặng người tị nạn toàn cầu như tăng các hạn ngạch tái định cư và đẩy nhanh các sáng kiến hòa bình để giải quyết các cuộc xung đột kéo dài vì các nước đang phát triển không thể tiếp tục chịu đựng gánh nặng người tị nạn quá lớn như hiện nay. Mỹ và Đức là hai nước phát triển đã tiếp nhận số người tị nạn lớn nhất, sau đó là Canada và Australia./.
(TTXVN/Vietnam+)