Ông Nguyễn Thành Long, Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam cho biết, hiện giá đường bán buôn đã sụt giảm hơn 1.000 đồng/kg và đang đứng ở mức giá 18.500 đồng/kg nhưng rất khó tiêu thụ.
Đến thời điểm này, các nhà máy đường trong cả nước sản xuất được khoảng 860.000 tấn nhưng sản lượng đường tồn kho tính đến ngày 29/3 vào khoảng 400.000 tấn đường, chiếm gần 50% sản lượng đường sản xuất.
Các nhà máy đường có số lượng tồn kho lớn là Nhà máy đường Tây Ninh sản xuất được 76.000 tấn nhưng tồn kho 50.000 tấn; Nhà máy đường Việt-Đài, sản xuất 40.500 tấn, tồn kho 30.000 tấn; Nhà máy đường Lam Sơn sản xuất 70.000 tấn, tồn kho 51.159 tấn; Nhà máy đường Khánh Hòa sản xuất 30.000 tấn, tồn kho 29.000 tấn.
Giá đường giảm đã kéo theo giá mía nguyên liệu về cuối vụ giảm và đang đứng ngay mức giá xuất phát điểm là 1.200 đồng/kg đối với mía có chữ đường 10 CCS tại bàn cân nhà máy.
Cũng theo ông Long: Nếu lượng đường tồn kho ngay trong lúc này không được giải phóng thì mỗi tháng, các Công ty phải tốn thêm phí lưu kho là 280 đồng/kg. Lượng đường tồn kho càng nhiều thì lãi suất ngân hàng tăng thêm từng ngày vì tất cả vốn nằm trong số đường tồn kho với lãi suất từ 18 đến 21%/năm. Không chỉ vậy mà công ty sẽ không có vốn trả tiền mía nguyên liệu cho nông dân.
Chính điều này mà Công ty Cổ phần mía đường Tây Nam (nhà máy đường Kiên Giang và Cà Mau) đã chọn giải pháp dừng máy 5 ngày nay mặc dù ở Đồng bằng sông Cửu Long vẫn còn khoảng 200.000 tấn mía nguyên liệu.
Giá đường giảm do các nhà máy đường cạn vốn trả tiền mua mía nguyên liệu buộc phải bán đường trong thời điểm sản xuất. Mặt khác, chính lãi suất ngân hàng quá cao nên các nhà thương mại không tham gia thu mua dự trữ. Trong khi đó, năm trước lực lượng thương mại sẵn sàng thu mua dự trữ nên đã chia sẻ được gánh nặng cùng công ty.
Hiện tại, sản xuất thì không thể ngưng nhưng bán ra không được nên buộc các Công ty phải ôm đường tồn kho với giá thấp. Trước tết, giá đường bán ra là 19.500-20.000 đồng thì nay đã giảm và chỉ còn 18.500 đồng/kg, đường loại 2, 3 chỉ còn 17.000 đồng/kg.
Hiện, sản lượng đường trong nước đủ đáp ứng nhu cầu, vì trong thực tế, năm nay mía trúng mùa, sản lượng đường sản xuất đã tăng từ 150.000 đến 200.000 tấn. Nếu ngay trong lúc này, nhà nước tiếp tục cho nhập đường về ồ ạt thì khả năng giá đường sẽ tiếp tục giảm giá. Khi đó không chỉ nhà máy "chết" mà nhà thương mại đường và kể cả nông dân trồng mía cũng lụy theo./.
Đến thời điểm này, các nhà máy đường trong cả nước sản xuất được khoảng 860.000 tấn nhưng sản lượng đường tồn kho tính đến ngày 29/3 vào khoảng 400.000 tấn đường, chiếm gần 50% sản lượng đường sản xuất.
Các nhà máy đường có số lượng tồn kho lớn là Nhà máy đường Tây Ninh sản xuất được 76.000 tấn nhưng tồn kho 50.000 tấn; Nhà máy đường Việt-Đài, sản xuất 40.500 tấn, tồn kho 30.000 tấn; Nhà máy đường Lam Sơn sản xuất 70.000 tấn, tồn kho 51.159 tấn; Nhà máy đường Khánh Hòa sản xuất 30.000 tấn, tồn kho 29.000 tấn.
Giá đường giảm đã kéo theo giá mía nguyên liệu về cuối vụ giảm và đang đứng ngay mức giá xuất phát điểm là 1.200 đồng/kg đối với mía có chữ đường 10 CCS tại bàn cân nhà máy.
Cũng theo ông Long: Nếu lượng đường tồn kho ngay trong lúc này không được giải phóng thì mỗi tháng, các Công ty phải tốn thêm phí lưu kho là 280 đồng/kg. Lượng đường tồn kho càng nhiều thì lãi suất ngân hàng tăng thêm từng ngày vì tất cả vốn nằm trong số đường tồn kho với lãi suất từ 18 đến 21%/năm. Không chỉ vậy mà công ty sẽ không có vốn trả tiền mía nguyên liệu cho nông dân.
Chính điều này mà Công ty Cổ phần mía đường Tây Nam (nhà máy đường Kiên Giang và Cà Mau) đã chọn giải pháp dừng máy 5 ngày nay mặc dù ở Đồng bằng sông Cửu Long vẫn còn khoảng 200.000 tấn mía nguyên liệu.
Giá đường giảm do các nhà máy đường cạn vốn trả tiền mua mía nguyên liệu buộc phải bán đường trong thời điểm sản xuất. Mặt khác, chính lãi suất ngân hàng quá cao nên các nhà thương mại không tham gia thu mua dự trữ. Trong khi đó, năm trước lực lượng thương mại sẵn sàng thu mua dự trữ nên đã chia sẻ được gánh nặng cùng công ty.
Hiện tại, sản xuất thì không thể ngưng nhưng bán ra không được nên buộc các Công ty phải ôm đường tồn kho với giá thấp. Trước tết, giá đường bán ra là 19.500-20.000 đồng thì nay đã giảm và chỉ còn 18.500 đồng/kg, đường loại 2, 3 chỉ còn 17.000 đồng/kg.
Hiện, sản lượng đường trong nước đủ đáp ứng nhu cầu, vì trong thực tế, năm nay mía trúng mùa, sản lượng đường sản xuất đã tăng từ 150.000 đến 200.000 tấn. Nếu ngay trong lúc này, nhà nước tiếp tục cho nhập đường về ồ ạt thì khả năng giá đường sẽ tiếp tục giảm giá. Khi đó không chỉ nhà máy "chết" mà nhà thương mại đường và kể cả nông dân trồng mía cũng lụy theo./.
Ngọc Thiện (TTXVN/Vietnam+)