Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, trong những năm gần đây, các bệnh nhân về đường hô hấp có tỷ lệ mắc cao nhất trên toàn quốc, nguyên nhân chủ yếu là do ô nhiễm không khí gây ra.
Kết quả thống kê cứ 100.000 dân có đến 4,1% số người mắc các bệnh về phổi; 3,8% viêm họng và viêm amidan cấp; 3,1% viêm phế quản và viêm tiểu phế quản.
Người lao động là đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp khi môi trường không khí của khu vực sản xuất bị ô nhiễm. Trong đó, người lao động trong các cơ sở sản xuất công nghiệp thường bị mắc các bệnh hô hấp, tim mạch, tiêu hóa, mắt, bệnh ngoài da và một số hiện tượng ngộ độc CO, SO2, chì...
Còn bệnh bụi phổi nói chung, bệnh bụi phổi silic nói riêng là loại bệnh phổ biến ở các ngành khai khoáng, xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng và cơ khí-luyện kim. Số ca bệnh bụi phối-silic chiếm tới 74,5% trong tổng số ca bệnh nghề nghiệp trong phạm vi toàn quốc.
Ô nhiễm không khí từ các khu vực sản xuất công nghiệp, làng nghề không chỉ ảnh hưởng đến người lao động mà còn ảnh hưởng tới cộng đồng dân cư sống ở khu vực xung quanh.
Một số nghiên cứu y tế đối chứng đã cho thấy các bệnh hô hấp cả cấp tính và mãn tính ở các vùng gần khu vực sản xuất cao hơn rõ rệt so với các vùng nông thôn. Ngoài ra, các bệnh về mắt, bệnh tim mạch, hội chứng dạ dày, thiếu máu, rối loạn thần kinh ở vùng ô nhiễm cũng cao hơn.
Các đô thị bị ô nhiễm không khí có tỷ lệ người nhiễm nhiễm khuẩn hô hấp cao gấp nhiều lần so với các đô thị khác. Chẳng hạn ở Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Hải Phòng, tỷ lệ bệnh nhân lao được phát hiện cao gấp 4-5 lần những địa phương có hoạt động công nghiệp ít phát triển như Bắc Kạn, Điện Biên, Lai Châu.
Ô nhiễm không khí xung quanh các tuyến đường giao thông cũng đã và đang tác động tiêu cực đến sức khỏe cộng đồng, trong đó phải kể đến lực lượng Cảnh sát giao thông là đối tượng bị ảnh hưởng đáng kể nhất.
Kết quả điều tra 1.570 phiếu gần đây của ngành Y tế cho thấy, mặc dù tỷ lệ cảnh sát giao thông đạt sức khỏe loại II (loại tốt) chiếm 74,4%, nhưng đồng thời nhiều người bị mắc đồng thời nhiều loại bệnh, thậm chí có người hơn ba bệnh. Nhiều nhất là bệnh tai-mũi-họng chiếm 62,2%, bao gồm các bệnh như viêm họng cấp và mãn tính, viêm mũi, viêm xoang, viêm amidan, viêm tai. Đây là những bệnh liên quan mật thiết với ô nhiễm không khí.
Ngoài ra bệnh cao huyết áp, bệnh tim mạch có xu thế tăng cao do làm việc căng thẳng và ô nhiễm môi trường.
Theo kết quả nghiên cứu của Cục Y tế-Bộ Giao thông Vận tải, tỷ lệ người bị mắc đường hô hấp ở Hà Nội cao hơn Thành phố Hồ Chí Minh. Mà một trong những nguyên nhân chính được xác định là do môi trường không khí ở Hà Nội ô nhiễm hơn.
Cộng thêm vào đó là Hà Nội còn chịu tác động của thời tiết mạnh hơn, đặc biệt là vào mùa Đông. Trong đó, trẻ em là nhóm có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn người lớn do nhóm tuổi của trẻ em nhạy cảm hơn với ô nhiễm không khí./.
Kết quả thống kê cứ 100.000 dân có đến 4,1% số người mắc các bệnh về phổi; 3,8% viêm họng và viêm amidan cấp; 3,1% viêm phế quản và viêm tiểu phế quản.
Người lao động là đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp khi môi trường không khí của khu vực sản xuất bị ô nhiễm. Trong đó, người lao động trong các cơ sở sản xuất công nghiệp thường bị mắc các bệnh hô hấp, tim mạch, tiêu hóa, mắt, bệnh ngoài da và một số hiện tượng ngộ độc CO, SO2, chì...
Còn bệnh bụi phổi nói chung, bệnh bụi phổi silic nói riêng là loại bệnh phổ biến ở các ngành khai khoáng, xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng và cơ khí-luyện kim. Số ca bệnh bụi phối-silic chiếm tới 74,5% trong tổng số ca bệnh nghề nghiệp trong phạm vi toàn quốc.
Ô nhiễm không khí từ các khu vực sản xuất công nghiệp, làng nghề không chỉ ảnh hưởng đến người lao động mà còn ảnh hưởng tới cộng đồng dân cư sống ở khu vực xung quanh.
Một số nghiên cứu y tế đối chứng đã cho thấy các bệnh hô hấp cả cấp tính và mãn tính ở các vùng gần khu vực sản xuất cao hơn rõ rệt so với các vùng nông thôn. Ngoài ra, các bệnh về mắt, bệnh tim mạch, hội chứng dạ dày, thiếu máu, rối loạn thần kinh ở vùng ô nhiễm cũng cao hơn.
Các đô thị bị ô nhiễm không khí có tỷ lệ người nhiễm nhiễm khuẩn hô hấp cao gấp nhiều lần so với các đô thị khác. Chẳng hạn ở Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Hải Phòng, tỷ lệ bệnh nhân lao được phát hiện cao gấp 4-5 lần những địa phương có hoạt động công nghiệp ít phát triển như Bắc Kạn, Điện Biên, Lai Châu.
Ô nhiễm không khí xung quanh các tuyến đường giao thông cũng đã và đang tác động tiêu cực đến sức khỏe cộng đồng, trong đó phải kể đến lực lượng Cảnh sát giao thông là đối tượng bị ảnh hưởng đáng kể nhất.
Kết quả điều tra 1.570 phiếu gần đây của ngành Y tế cho thấy, mặc dù tỷ lệ cảnh sát giao thông đạt sức khỏe loại II (loại tốt) chiếm 74,4%, nhưng đồng thời nhiều người bị mắc đồng thời nhiều loại bệnh, thậm chí có người hơn ba bệnh. Nhiều nhất là bệnh tai-mũi-họng chiếm 62,2%, bao gồm các bệnh như viêm họng cấp và mãn tính, viêm mũi, viêm xoang, viêm amidan, viêm tai. Đây là những bệnh liên quan mật thiết với ô nhiễm không khí.
Ngoài ra bệnh cao huyết áp, bệnh tim mạch có xu thế tăng cao do làm việc căng thẳng và ô nhiễm môi trường.
Theo kết quả nghiên cứu của Cục Y tế-Bộ Giao thông Vận tải, tỷ lệ người bị mắc đường hô hấp ở Hà Nội cao hơn Thành phố Hồ Chí Minh. Mà một trong những nguyên nhân chính được xác định là do môi trường không khí ở Hà Nội ô nhiễm hơn.
Cộng thêm vào đó là Hà Nội còn chịu tác động của thời tiết mạnh hơn, đặc biệt là vào mùa Đông. Trong đó, trẻ em là nhóm có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn người lớn do nhóm tuổi của trẻ em nhạy cảm hơn với ô nhiễm không khí./.
(TTXVN)