Theo Chi cục Thú y Hà Nội, trước tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm đang xuất hiện trở lại tại một số tỉnh, thành phố liền kề Thủ đô, Chi cục phối hợp với các quận, huyện, thị xã giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm tại địa phương để kịp thời phát hiện và khống chế dịch bệnh, nếu xảy ra.
Bên cạnh đó, lực lượng chức năng tại các chốt kiểm dịch đầu mối giao thông ra-vào thành phố cũng tăng cường việc kiểm tra, để kịp thời phát hiện và ngăn chặn việc lưu thông động vật, sản phẩm động vật mắc bệnh, đặc biệt là gia súc, gia cầm bệnh được đưa từ các tỉnh đã xuất hiện dịch về Hà Nội.
Chi cục Thú y Hà Nội đề nghị Chi cục thú y các tỉnh, thành phố thực hiện việc trao đổi thông tin thường xuyên hơn về tình hình dịch bệnh, danh sách các hộ chuyên kinh doanh vận chuyển động vật, sản phẩm động vật vào Hà Nội và ngược lại từ Hà Nội đi các tỉnh với số lượng lớn cũng như các trường hợp vi phạm để phối hợp quản lý.
Tại các chốt kiểm dịch động vật liên ngành của Hà Nội, trong những ngày đầu tháng Tư này, lực lượng chức năng đã kiểm tra, kiểm dịch gần 200.000 con gia cầm sống hoặc đã giết mổ, gần 3.000 con lợn, trên 100.000 quả trứng. Qua kiểm tra, lực lượng chức năng tại chốt kiểm dịch Dốc Lã thuộc huyện Sóc Sơn và Ngọc Hồi ở huyện Thanh Trì đã phát hiện và xử phạt ba trường hợp vi phạm các quy định về vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm.
Theo Chi cục Thú y thành phố, Hà Nội hiện là địa phương có số gia súc, gia cầm lớn nhất cả nước với gần 1,6 triệu con lợn, hơn 16 triệu con gia cầm đang được nuôi ở các huyện ngoại thành. Sau vụ thu hoạch phục vụ Tết nguyên đán, người chăn nuôi đang tiếp tục nhập lứa gia súc, gia cầm mới về nuôi.
Tuy nhiên, trong điều kiện thời tiết giao mùa Xuân-Hè, có nhiều yếu tố bất lợi cho chăn nuôi, Chi cục Thú y Hà Nội khuyến cáo người chăn nuôi nhập lứa mới nên nuôi cách ly để theo dõi ít nhất hai tuần mới cho nhập chung đàn và thực hiện đúng lịch tiêm phòng các loại vắcxin phòng bệnh như lở mồm long móng, tai xanh, dịch tả, tụ huyết trùng, cúm gia cầm./.
Bên cạnh đó, lực lượng chức năng tại các chốt kiểm dịch đầu mối giao thông ra-vào thành phố cũng tăng cường việc kiểm tra, để kịp thời phát hiện và ngăn chặn việc lưu thông động vật, sản phẩm động vật mắc bệnh, đặc biệt là gia súc, gia cầm bệnh được đưa từ các tỉnh đã xuất hiện dịch về Hà Nội.
Chi cục Thú y Hà Nội đề nghị Chi cục thú y các tỉnh, thành phố thực hiện việc trao đổi thông tin thường xuyên hơn về tình hình dịch bệnh, danh sách các hộ chuyên kinh doanh vận chuyển động vật, sản phẩm động vật vào Hà Nội và ngược lại từ Hà Nội đi các tỉnh với số lượng lớn cũng như các trường hợp vi phạm để phối hợp quản lý.
Tại các chốt kiểm dịch động vật liên ngành của Hà Nội, trong những ngày đầu tháng Tư này, lực lượng chức năng đã kiểm tra, kiểm dịch gần 200.000 con gia cầm sống hoặc đã giết mổ, gần 3.000 con lợn, trên 100.000 quả trứng. Qua kiểm tra, lực lượng chức năng tại chốt kiểm dịch Dốc Lã thuộc huyện Sóc Sơn và Ngọc Hồi ở huyện Thanh Trì đã phát hiện và xử phạt ba trường hợp vi phạm các quy định về vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm.
Theo Chi cục Thú y thành phố, Hà Nội hiện là địa phương có số gia súc, gia cầm lớn nhất cả nước với gần 1,6 triệu con lợn, hơn 16 triệu con gia cầm đang được nuôi ở các huyện ngoại thành. Sau vụ thu hoạch phục vụ Tết nguyên đán, người chăn nuôi đang tiếp tục nhập lứa gia súc, gia cầm mới về nuôi.
Tuy nhiên, trong điều kiện thời tiết giao mùa Xuân-Hè, có nhiều yếu tố bất lợi cho chăn nuôi, Chi cục Thú y Hà Nội khuyến cáo người chăn nuôi nhập lứa mới nên nuôi cách ly để theo dõi ít nhất hai tuần mới cho nhập chung đàn và thực hiện đúng lịch tiêm phòng các loại vắcxin phòng bệnh như lở mồm long móng, tai xanh, dịch tả, tụ huyết trùng, cúm gia cầm./.
Thanh Trà (TTXVN/Vietnam+)