Ngày 16/3 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Công Thương đã phối hợp với Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC) và Tổ chức quốc tế Pháp ngữ (OIF) tổ chức hội thảo “Giảm thiểu rủi ro trong Thương mại với châu Phi.”
Theo Bộ Công Thương, kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và châu Phi đạt gần 3 tỷ USD và tốc độ tăng trưởng trung bình 30%.
Hiện nay, châu Phi có ba chương trình hợp tác với Việt Nam. Đó là, đẩy mạnh xúc tiến thương mại (giữa hai bên); Phát triển xuất khẩu các sản phẩm thủ công mỹ nghệ; Dự án hỗ trợ doanh nghiệp vừa-nhỏ Việt Nam với nguồn vốn đầu tư do Thụy Sỹ tài trợ.
Ông Lê Ngọc Thi, Vụ thị trường châu Phi-Tây Á-Nam Á cho biết Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 50 quốc gia châu Phi và ký Hiệp định Thương mại song phương với 15 quốc gia. Châu Phi là thị trường nhiều tiềm năng và có nhu cầu lớn đối với hàng hóa Việt Nam, đặc biệt các mặt hàng tiêu dùng, nông sản… đồng thời, nhiều quốc gia châu Phi đang được hưởng thuế quan ưu đãi trong quan hệ thương mại với Hoa Kỳ và EU.
Song song với những điều kiện thuận lợi thì việc xuất khẩu hàng hóa và xúc tiến thương mại sang thị trường châu Phi vẫn tồn tại nhiều khó khăn và rủi ro: thuế nhập khẩu ở mức cao từ 5-40% đối với hầu hết các mặt hàng, khả năng thanh toán hạn chế, hạ tầng cơ sở và thông tin liên lạc kém, bất ổn về chính trị-xã hội, xuất khẩu chủ yếu qua trung gian và chi phí thương mại trung bình cao. Bên cạnh đó, hàng hóa còn chịu một số rào cản về thương mại như nhãn mác, thông tin sản phẩm ghi trên bao bì phải bằng tiếng của quốc gia sở tại, tiếng Pháp hoặc Anh; một số sản phẩm xuất khẩu phải có chứng thực lãnh sự hóa; đối với các quốc gia Hồi giáo thì sản phẩm lương thực, thực phẩm không được có mỡ lợn và phải có giấy chứng nhận riêng.
Ông Alain Chevalier, chuyên gia của ITC cho biết ở châu Phi chưa có ngân hàng nào của Việt Nam hoạt động nên việc thanh toán và đảm bảo hàng hóa gặp nhiều khó khăn. Doanh nghiệp Việt Nam và châu Phi chưa chủ động khảo sát thị trường và trao đổi thông tin để tìm kiếm cơ hội hợp tác bền vững.
Tuy nhiên, hiện châu Phi có những tổ chức kinh tế gồm nhiều quốc gia đang nỗ lực tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất-nhập khẩu (thủ tục hành chính, thuế…) và doanh nghiệp Việt Nam có thể thông qua những tổ chức này để hợp tác kinh doanh.
Đại diện Bộ Công thương, ông Trần Quang Huy chia sẻ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang châu Phi phải nắm bắt đầy đủ thông tin thị trường, trong giao dịch nên tìm hiểu kỹ về đối tác và trang bị các cách thức giải quyết khi xảy ra tranh chấp thương mại để tự bảo và hạn chế rủi ro./.
Theo Bộ Công Thương, kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và châu Phi đạt gần 3 tỷ USD và tốc độ tăng trưởng trung bình 30%.
Hiện nay, châu Phi có ba chương trình hợp tác với Việt Nam. Đó là, đẩy mạnh xúc tiến thương mại (giữa hai bên); Phát triển xuất khẩu các sản phẩm thủ công mỹ nghệ; Dự án hỗ trợ doanh nghiệp vừa-nhỏ Việt Nam với nguồn vốn đầu tư do Thụy Sỹ tài trợ.
Ông Lê Ngọc Thi, Vụ thị trường châu Phi-Tây Á-Nam Á cho biết Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 50 quốc gia châu Phi và ký Hiệp định Thương mại song phương với 15 quốc gia. Châu Phi là thị trường nhiều tiềm năng và có nhu cầu lớn đối với hàng hóa Việt Nam, đặc biệt các mặt hàng tiêu dùng, nông sản… đồng thời, nhiều quốc gia châu Phi đang được hưởng thuế quan ưu đãi trong quan hệ thương mại với Hoa Kỳ và EU.
Song song với những điều kiện thuận lợi thì việc xuất khẩu hàng hóa và xúc tiến thương mại sang thị trường châu Phi vẫn tồn tại nhiều khó khăn và rủi ro: thuế nhập khẩu ở mức cao từ 5-40% đối với hầu hết các mặt hàng, khả năng thanh toán hạn chế, hạ tầng cơ sở và thông tin liên lạc kém, bất ổn về chính trị-xã hội, xuất khẩu chủ yếu qua trung gian và chi phí thương mại trung bình cao. Bên cạnh đó, hàng hóa còn chịu một số rào cản về thương mại như nhãn mác, thông tin sản phẩm ghi trên bao bì phải bằng tiếng của quốc gia sở tại, tiếng Pháp hoặc Anh; một số sản phẩm xuất khẩu phải có chứng thực lãnh sự hóa; đối với các quốc gia Hồi giáo thì sản phẩm lương thực, thực phẩm không được có mỡ lợn và phải có giấy chứng nhận riêng.
Ông Alain Chevalier, chuyên gia của ITC cho biết ở châu Phi chưa có ngân hàng nào của Việt Nam hoạt động nên việc thanh toán và đảm bảo hàng hóa gặp nhiều khó khăn. Doanh nghiệp Việt Nam và châu Phi chưa chủ động khảo sát thị trường và trao đổi thông tin để tìm kiếm cơ hội hợp tác bền vững.
Tuy nhiên, hiện châu Phi có những tổ chức kinh tế gồm nhiều quốc gia đang nỗ lực tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất-nhập khẩu (thủ tục hành chính, thuế…) và doanh nghiệp Việt Nam có thể thông qua những tổ chức này để hợp tác kinh doanh.
Đại diện Bộ Công thương, ông Trần Quang Huy chia sẻ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang châu Phi phải nắm bắt đầy đủ thông tin thị trường, trong giao dịch nên tìm hiểu kỹ về đối tác và trang bị các cách thức giải quyết khi xảy ra tranh chấp thương mại để tự bảo và hạn chế rủi ro./.
Mỹ Phương (TTXVN/Vietnam+)