Giới hạn nào cho vòng xoáy lợi ích ở Trung Đông?

Nhiều nhà quan sát chính trị chỉ ra rằng từ khi Israel can dự vào tình hình Syria thì Tổng thống Nga Vladimir Putin luôn có thái độ do dự đối với những hành vi vi phạm của Israel trên lãnh thổ Syria.
Giới hạn nào cho vòng xoáy lợi ích ở Trung Đông? ảnh 1Máy bay IL-20 của Nga. (Ảnh: The Drive/TTXVN)

Trang mạng eurasiareview.com đưa tin, những sự kiện gần đây ở Syria (máy bay trinh sát Ilyushin-20 của Nga bị bắn rơi và việc Tổng thống Nga Vladimir Putin cùng Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recip Erdogan đạt một thỏa thuận đột phá về vấn đề Idlib) đã làm dấy lên những chỉ trích bắt nguồn từ việc Israel ném bom khiến hơn 10 người Nga thiệt mạng.

Nhiều nhà quan sát chính trị, kể cả Alberto Negri - người đã có một bài báo đăng trên trang mạng Antidiplomatico ngày 19/9, chỉ ra rằng khi Israel can dự thì Putin luôn có thái độ do dự hơn bình thường.

Trên thực tế, cho đến nay, ngoài những lời lẽ phản đối chính thức, Nga vẫn chưa đưa ra phản ứng thực sự nào đối với những hành vi vi phạm của Israel trên lãnh thổ Syria.

Tuy nhiên, (việc Nga) thận trọng trong trường hợp này là không hề hợp lý, bởi vì - ngoài việc có khoảng 1 triệu người Do thái của Nga đang sống tại Israel - cùng với việc Mỹ (và Pháp) rất nóng lòng muốn phát động một cuộc tấn công quân sự nhắm vào Syria, tình hình có thể trở nên nguy kịch bất cứ lúc nào và lịch sử hiện đại sẽ dạy cho chúng ta biết cách thức những điều chắc chắn xảy ra sẽ bắt đầu xảy ra như thế nào chứ không phải cách thức chúng tiến triển.

Trong trường hợp máy bay Ilyushin-20 (Il-20) bị bắn rơi, Israel đã mạo hiểm rất nhiều và có lẽ những người khẳng định rằng phản ứng của Nga (cho đến nay) và cuộc gọi của Putin tới Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu - trong đó việc vi phạm các thỏa thuận ngăn chặn các vụ ném bom nguy hiểm đã bị lên án kịch liệt - cùng sự im lặng của Israel đã chứng thực một điều rằng các thế lực ở Jerusalem vẫn chưa nhận thức được đâu là giới hạn.

[Mỹ và Israel hủy hoại giấc mơ về một nhà nước Palestine độc lập]

Thực tế là trong 6 tháng đó, Israel đã tiến hành khoảng 200 vụ tấn công tên lửa và/hoặc không kích nhắm mục tiêu vào Syria.

Giới hạn nào cho vòng xoáy lợi ích ở Trung Đông? ảnh 2Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu tại cuộc họp báo ở thành phố Sochi ngày 17/9/2018. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Mặt khác, việc bước vào trận chiến chống lại Israel là điều vô cùng nguy hiểm về mặt quân sự bởi những gì đã nêu ở trên và bởi những tham vọng không hề giấu diếm từ các đồng minh của Israel.

Do đó, Moskva nên tự giới hạn mình trong các hoạt động ngoại giao, ngay cả khi không phải lúc nào chúng cũng có hiệu quả.

Nên nhớ rằng Israel phù hợp với Nga bởi sự cởi mở với các hoạt động tài chính của họ trong việc phá vỡ các biện pháp trừng phạt của Mỹ và Liên minh châu Âu (EU).

Tuy nhiên, lòng tin ở vùng Cận Đông là điều rất hiếm hoi, được chứng minh bằng sự can thiệp liên tục của Israel ở Syria như là một phần trong quan điểm chống Iran của họ.

Điều đó nói lên rằng chính phủ Israel hiểu rất rõ sự hiện diện của Nga ở Syria đại diện cho điều gì, cụ thể là để cản trở Iran thực hiện quyền bá chủ ở Syria, nhưng không từ bỏ sự can dự của chính mình trong các cuộc tấn công Iran và lực lượng Hồi giáo Hezbollah.

Đặc biệt là bởi Iran cũng là kẻ thù của Mỹ, vì vậy có thể nói rằng những hành động quân sự do Israel thực hiện cũng có bàn tay của Mỹ dính vào.

[Lo ngại của Israel sau vụ máy bay Nga bị bắn rơi tại Syria]

Dường như Israel đã quyết định chấp nhận việc giải cứu Tổng thống Syria Bashar al-Assad do Nga dàn xếp, tuy nhiên, họ không từ bỏ những hoạt động chống lại sự hiện diện của Iran ở Syria, và theo một mức độ nào đó, Nga cho phép điều này diễn ra, nhưng trong giới hạn nhất định.

Theo logic của các trận chiến quyền lực quốc tế, chẳng đáng để nhớ việc chính người Iran và lực lượng dân quân theo Hồi giáo dòng Shiite mới là bên góp không ít sức lực vào chiến thắng của chính phủ Damascus, mà Nga là một đồng minh; chưa kể giao ước thân thiện hiện tại giữa Nga và Iran đã nói lên nhiều điều.

Dường như khi Putin quyết định can thiệp vào Syria (nơi đặt căn cứ hải quân duy nhất của Nga ở Địa Trung Hải, cụ thể là tại Tartus) hồi năm 2015 vì chính phủ Assad đang phải vật lộn với một thời kỳ chiến tranh quân sự, có một cuộc xung đột ở Damascus giữa các khu vực dịch vụ bí mật với lực lượng vũ trang vốn bị chia rẽ bởi quyết định có hay không nên rơi vào vòng tay của Iran vì mục đích bảo vệ đất nước.

Sự can thiệp của Nga đã vượt qua vấn đề này, và Moskva đã đạt được 6 kết quả từ quyết định này: bảo vệ căn cứ Tartus; giải cứu chính phủ Assad và thắt chặt quan hệ song phương; gia tăng uy thế ít nhất là ở những khu vực có dân số theo dòng Shiite ở Cận Đông và ở các khu vực Hồi giáo, chờ một nước khác quyết định can thiệp chống lại các thánh chiến; loại bỏ mối nguy hiểm từ hành động quân sự lớn của Mỹ và các đồng minh khi phe phái ủng hộ Iran giành chiến thắng ở Damascus; đảm bảo với Iran về khả năng hoạt động của lực lượng dân quân Shiite; nhưng cũng đảm bảo với Israel về việc Nga sẽ kiểm soát các hoạt động của các lực lượng dân quân này.

Không nên đánh giá quá cao quan hệ thân thiện hiện tại giữa Nga và Iran, tuy nhiên, đây đơn giản là sự hội tụ quyền lợi ngẫu nhiên của mỗi bên.

Ngoài ra, Putin cũng đã thành công tại hội nghị Syria ở Sochi hôm 16/9 vừa qua khi ông đã ký kết với Erdogan một thỏa thuận đột phá về vấn đề Idlib, làm trì hoãn đáng kể cuộc tấn công quân sự của Nga để giành lại khu vực cuối cùng ở Syria từ tay các tổ chức thánh chiến.

Giới hạn nào cho vòng xoáy lợi ích ở Trung Đông? ảnh 3Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tại cuộc họp báo ở Sochi (Nga) ngày 17/9/2018. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Putin đã hành động đầy khôn ngoan bằng cách đạt được thỏa thuận với Thổ Nhĩ Kỳ và Iran, đồng thời hất cẳng Washington. Người ta có thể cho rằng cuộc tấn công mới nhất của Israel nhắm vào Syria là kết quả của sự tức giận về thỏa thuận ở Sochi.

Trên thực tế, các đế chế cũ - đế chế Nga và Ottoman - đã đạt được một thỏa thuận dù đế chế Mỹ đã cho phép Israel ném bom mà không cần sự cho phép của bất kỳ ai.

Hiển nhiên rằng đây là một thỏa thuận tạm thời: tạo ra một vùng đệm do lực lượng cảnh sát quân đội Nga và binh lính Thổ Nhĩ Kỳ cùng kiểm soát để chia tách lực lượng thánh chiến và quân đội Syria, cũng như để Nga cung cấp vũ khí hạng nặng.

Đây rõ ràng là những biện pháp được thiết kế để tạo ra những bất đồng giữa các phiến quân cấp tiến nhất và những lực lượng có khuynh hướng theo đuổi các thỏa thuận hòa bình do Thổ Nhĩ Kỳ bảo lãnh.

Ngay khi đạt được mục tiêu này, Thổ Nhĩ Kỳ (sẽ vẫn là một thành viên của Tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương – NATO) sẽ cho phép Nga/Syria tấn công những kẻ ngoan cố cuối cùng./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục