Tại cuộc họp giao ban với các sở, ngành của thành phố, ngày 14/1, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cho biết năm 2011, Hà Nội sẽ dành hơn 592 tỷ đồng để hỗ trợ đầu tư một số dự án quan trọng.
Trong số các dự án được hỗ trợ này có các dự án như nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, học sinh, sinh viên, cải tạo các chung cư cũ và triển khai đầu tư xây dựng hơn 150 dự án đô thị mới cung cấp chỗ ở cho 2 triệu người.
Ngoài ra, nguồn kinh phí cũng tập trung hỗ trợ một số dự án giao thông trọng điểm như cầu Nhật Tân, quốc lộ 3 mới từ Hà Nội đến Thái Nguyên, đường cao tốc Hà Nội-Hải Phòng; một số tuyến đường thuộc vành đai 1 và 2 như tuyến Văn Cao-Hồ Tây, Hoàng Cầu-Ô chợ Dừa, Nhật Tân-Bưởi-Cầu Giấy; nhất là 2 tuyến đường sắt Nam Thăng LongTrần Hưng Đạo và Nhổn-ga Hà Nội.
Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo nhấn mạnh Hà Nội đã xác định một trong những khâu đột phá là đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật xã hội; tập trung khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông, giảm thiểu về ô nhiễm môi trường, đảm bảo mỹ quan đô thị.
Cùng với việc xây dựng các tuyến đường thuộc vành đai 1, vành đai 2, sẽ cải tạo các nút giao thời gian qua thường xuyên xảy ra ùn tắc. Nếu cần thiết sẽ dùng kết cấu thép, tuy đắt nhưng thi công nhanh, như hầm cơ giới Kim Liên. Với 2 tuyến đường sắt nội đô, mỗi tuyến sẽ thành lập một ban quản lý để đẩy nhanh tiến độ.
Cũng trong buổi giao ban này, ông Lưu Tiến Long, Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết thành phố sẽ tiếp tục theo đuổi mục tiêu phát triển công nghiệp theo hướng tăng hàm lượng chất xám trong mỗi sản phẩm. Trong đó các sản phẩm chủ lực sẽ được tập trung đầu tư cho khâu thiết kế và quản lý. Năm 2010, hệ thống phân phối đã được cải thiện với một số siêu thị được phát triển ở các huyện ngoại thành phía Tây, năm nay sẽ chuyển sang các huyện Đông Anh, Sóc Sơn, Gia Lâm…
Đề cập đến vấn đề cải cách thủ tục hành chính, ông Vũ Văn Hậu, Giám đốc Sở Tài nguyên-Môi trường cho rằng bên cạnh chú ý cải cách hành chính phục vụ công dân, tổ chức, năm 2011 thành phố cần tập trung tháo gỡ thủ tục hành chính giữa các ngành, các cấp với nhau.
Trong khi đó, Sở Quy hoạch-Kiến trúc đề nghị thành phố kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép triển khai các quy hoạch chi tiết phù hợp với định hướng quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, nhằm giải quyết hàng loạt dự án đang nằm chờ.
Ngoài ra, Sở dự kiến đề xuất cải tiến quy trình duyệt các đồ án quy hoạch vốn đang rất rắc rối, mất thời gian và xây dựng quy định cho phép thực hiện các dự án nhỏ lẻ trong khi quy hoạch chưa được duyệt, nhưng có kiểm soát.
Kết luận cuộc giao ban, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Nguyễn Thế Thảo yêu cầu các sở, ngành của thành phố hoàn thành tốt nhiệm vụ ngay từ quý đầu của năm nay để góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội năm 2011 của Hà Nội.
Mục tiêu đó là đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, đi đôi với chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao chất lượng tăng trưởng; tăng cường an sinh và phúc lợi xã hội, đẩy mạnh sự nghiệp phát triển văn hóa, xã hội; đồng thời triển khai thực hiện quy hoạch kinh tế-xã hội và quy hoạch chung xây dựng Thủ đô; xây dựng các công trình hạ tầng khung theo hướng đồng bộ, hiện đại; phát triển đô thị bền vững; khôi phục và cải thiện chất lượng môi trường; phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP từ 12% trở lên.
Đặc biệt, thành phố tập trung tổ chức thành công cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp ở Hà Nội./.
Trong số các dự án được hỗ trợ này có các dự án như nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, học sinh, sinh viên, cải tạo các chung cư cũ và triển khai đầu tư xây dựng hơn 150 dự án đô thị mới cung cấp chỗ ở cho 2 triệu người.
Ngoài ra, nguồn kinh phí cũng tập trung hỗ trợ một số dự án giao thông trọng điểm như cầu Nhật Tân, quốc lộ 3 mới từ Hà Nội đến Thái Nguyên, đường cao tốc Hà Nội-Hải Phòng; một số tuyến đường thuộc vành đai 1 và 2 như tuyến Văn Cao-Hồ Tây, Hoàng Cầu-Ô chợ Dừa, Nhật Tân-Bưởi-Cầu Giấy; nhất là 2 tuyến đường sắt Nam Thăng LongTrần Hưng Đạo và Nhổn-ga Hà Nội.
Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo nhấn mạnh Hà Nội đã xác định một trong những khâu đột phá là đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật xã hội; tập trung khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông, giảm thiểu về ô nhiễm môi trường, đảm bảo mỹ quan đô thị.
Cùng với việc xây dựng các tuyến đường thuộc vành đai 1, vành đai 2, sẽ cải tạo các nút giao thời gian qua thường xuyên xảy ra ùn tắc. Nếu cần thiết sẽ dùng kết cấu thép, tuy đắt nhưng thi công nhanh, như hầm cơ giới Kim Liên. Với 2 tuyến đường sắt nội đô, mỗi tuyến sẽ thành lập một ban quản lý để đẩy nhanh tiến độ.
Cũng trong buổi giao ban này, ông Lưu Tiến Long, Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết thành phố sẽ tiếp tục theo đuổi mục tiêu phát triển công nghiệp theo hướng tăng hàm lượng chất xám trong mỗi sản phẩm. Trong đó các sản phẩm chủ lực sẽ được tập trung đầu tư cho khâu thiết kế và quản lý. Năm 2010, hệ thống phân phối đã được cải thiện với một số siêu thị được phát triển ở các huyện ngoại thành phía Tây, năm nay sẽ chuyển sang các huyện Đông Anh, Sóc Sơn, Gia Lâm…
Đề cập đến vấn đề cải cách thủ tục hành chính, ông Vũ Văn Hậu, Giám đốc Sở Tài nguyên-Môi trường cho rằng bên cạnh chú ý cải cách hành chính phục vụ công dân, tổ chức, năm 2011 thành phố cần tập trung tháo gỡ thủ tục hành chính giữa các ngành, các cấp với nhau.
Trong khi đó, Sở Quy hoạch-Kiến trúc đề nghị thành phố kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép triển khai các quy hoạch chi tiết phù hợp với định hướng quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, nhằm giải quyết hàng loạt dự án đang nằm chờ.
Ngoài ra, Sở dự kiến đề xuất cải tiến quy trình duyệt các đồ án quy hoạch vốn đang rất rắc rối, mất thời gian và xây dựng quy định cho phép thực hiện các dự án nhỏ lẻ trong khi quy hoạch chưa được duyệt, nhưng có kiểm soát.
Kết luận cuộc giao ban, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Nguyễn Thế Thảo yêu cầu các sở, ngành của thành phố hoàn thành tốt nhiệm vụ ngay từ quý đầu của năm nay để góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội năm 2011 của Hà Nội.
Mục tiêu đó là đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, đi đôi với chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao chất lượng tăng trưởng; tăng cường an sinh và phúc lợi xã hội, đẩy mạnh sự nghiệp phát triển văn hóa, xã hội; đồng thời triển khai thực hiện quy hoạch kinh tế-xã hội và quy hoạch chung xây dựng Thủ đô; xây dựng các công trình hạ tầng khung theo hướng đồng bộ, hiện đại; phát triển đô thị bền vững; khôi phục và cải thiện chất lượng môi trường; phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP từ 12% trở lên.
Đặc biệt, thành phố tập trung tổ chức thành công cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp ở Hà Nội./.
Thanh Bình (TTXVN/Vietnam+)