Theo Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão thành phố Hà Nội, khi xảy ra úng ngập, các đơn vị thủy lợi, công ty thoát nước, các sở, ngành, địa phương cần phối hợp chặt chẽ, kịp thời linh hoạt và hiệu quả trong vận hành tiêu úng, đặc biệt ưu tiên hạ thấp mực nước sông Nhuệ để tạo điều kiện tiêu thoát nước nhanh nhất khu vực nội thành.
Đây là một trong những giải pháp quan trọng được Ban chỉ huy phòng chống lụt bão thành phố xác định nhằm chủ động đối phó với những tình huống bất lợi của thời tiết trong mùa mưa bão năm nay trên địa bàn.
Bên cạnh đó, việc tiêu úng cho khu vực ngoại thành Thủ đô trong mùa mưa bão cũng được Hà Nội xác định thực hiện linh hoạt, kết hợp chặt chẽ giữa giải pháp công trình và phi công trình.
Thành phố lưu ý các huyện, thị xã phấn đấu cấy xong cơ bản lúa vụ mùa trước ngày 30/6 và thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở các khu ruộng trũng.
Các công ty thuỷ lợi, các địa phương đẩy nhanh tiến độ tu bổ đê điều, duy tu và bảo dưỡng, thay thế máy móc thiết bị của các trạm bơm tiêu úng; lắp đặt bổ sung các trạm bơm dã chiến, nạo vét, khơi thông dòng chảy các hệ thống kênh tiêu để đảm bảo vận hành kịp thời, liên tục và hết công suất khi có mưa lớn xảy ra.
Theo Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão Hà Nội, hiện nay khu vực ngoại thành Hà Nội có trên 430 trạm bơm tiêu úng và gần 4.600 kênh, mương tiêu các loại.
Tuy nhiên, do được xây dựng đã khá lâu, tốc độ đô thị hoá nhanh, việc xây dựng các khu đô thị, các cụm điểm công nghiệp... cũng phần nào làm thay đổi địa hình tự nhiên, gây khó khăn cho hoạt động của hệ thống công trình tiêu úng.
Trong khi đó, theo dự báo, mùa mưa bão năm nay, khoảng 2-3 cơn bão và áp thấp nhiệt đới sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến Hà Nội.
Mưa lớn tập trung vào cuối tháng 7 và 8 với khoảng 8-10 trận mưa to đến rất to, kèm theo lốc xoáy.
Lũ trên các sông trên địa bàn cũng được dự báo đạt trung bình nhiều năm và khả năng xuất hiện lũ lớn vào nửa cuối tháng 7, tháng 8./.
Đây là một trong những giải pháp quan trọng được Ban chỉ huy phòng chống lụt bão thành phố xác định nhằm chủ động đối phó với những tình huống bất lợi của thời tiết trong mùa mưa bão năm nay trên địa bàn.
Bên cạnh đó, việc tiêu úng cho khu vực ngoại thành Thủ đô trong mùa mưa bão cũng được Hà Nội xác định thực hiện linh hoạt, kết hợp chặt chẽ giữa giải pháp công trình và phi công trình.
Thành phố lưu ý các huyện, thị xã phấn đấu cấy xong cơ bản lúa vụ mùa trước ngày 30/6 và thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở các khu ruộng trũng.
Các công ty thuỷ lợi, các địa phương đẩy nhanh tiến độ tu bổ đê điều, duy tu và bảo dưỡng, thay thế máy móc thiết bị của các trạm bơm tiêu úng; lắp đặt bổ sung các trạm bơm dã chiến, nạo vét, khơi thông dòng chảy các hệ thống kênh tiêu để đảm bảo vận hành kịp thời, liên tục và hết công suất khi có mưa lớn xảy ra.
Theo Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão Hà Nội, hiện nay khu vực ngoại thành Hà Nội có trên 430 trạm bơm tiêu úng và gần 4.600 kênh, mương tiêu các loại.
Tuy nhiên, do được xây dựng đã khá lâu, tốc độ đô thị hoá nhanh, việc xây dựng các khu đô thị, các cụm điểm công nghiệp... cũng phần nào làm thay đổi địa hình tự nhiên, gây khó khăn cho hoạt động của hệ thống công trình tiêu úng.
Trong khi đó, theo dự báo, mùa mưa bão năm nay, khoảng 2-3 cơn bão và áp thấp nhiệt đới sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến Hà Nội.
Mưa lớn tập trung vào cuối tháng 7 và 8 với khoảng 8-10 trận mưa to đến rất to, kèm theo lốc xoáy.
Lũ trên các sông trên địa bàn cũng được dự báo đạt trung bình nhiều năm và khả năng xuất hiện lũ lớn vào nửa cuối tháng 7, tháng 8./.
Thanh Trà (TTXVN)