Tỷ lệ sinh thấp và năng suất lao động giảm đang trở thành vấn đề nhức nhối đối với nền kinh tế Hàn Quốc vì nó sẽ làm giảm sức cạnh tranh của nước này trên thị trường thế giới.
Tờ Chosun Ilbo dẫn lời Bộ Chiến lược và Tài chính ngày 15/12 cho biết theo một báo cáo về sức cạnh tranh quốc gia tỷ lệ sinh của nước này là 1,19 vào năm 2008, đặt Hàn Quốc đứng ở vị trí thấp nhất trong số các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) bởi mức trung bình về tỷ lệ sinh của OECD là 1,71.
Tờ Chosun Ilbo dẫn lời Bộ Chiến lược và Tài chính ngày 15/12 cho biết theo một báo cáo về sức cạnh tranh quốc gia tỷ lệ sinh của nước này là 1,19 vào năm 2008, đặt Hàn Quốc đứng ở vị trí thấp nhất trong số các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) bởi mức trung bình về tỷ lệ sinh của OECD là 1,71.
Năng suất lao động của Hàn Quốc chỉ chiếm hơn một nửa so với các nước tiên tiến. Vào năm 2009, năng suất lao động đạt 25,1USD/giờ, đứng thứ 28 trong số 30 nước thuộc OECD (chỉ đứng trước Mexico và Ba Lan) trong khi tỷ lệ bình quân của OECD là 43,5 USD/giờ.
Bãi công thường xuyên và các nguy cơ thị trường lao động khác đã làm suy yếu sức cạnh tranh của Hàn Quốc. Giai đoạn năm 2006-2008, cứ 1.000 người lao động ở Hàn Quốc thì mất 17,2 ngày lao động do biểu tình, đẩy Hàn Quốc xuống vị trí thứ 23 trong số các nước OECD. Con số này tính toàn bộ Khối OECD là 8,44 ngày, có nghĩa là công nhân Hàn Quốc “xa rời” công cụ lao động nhiều gấp hai lần số ngày mà các đồng nghiệp của họ ở nước ngoài.
Các vấn đề khác ở Hàn Quốc là chi phí để khởi nghiệp kinh doanh và thuê nhân công cũng khá cao. Phải mất tới 14,7% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người để bắt đầu khởi nghiệp ở Hàn Quốc, đứng ở vị trí thấp nhất so với nhiều nền kinh tế tiên tiến khác.
Tỷ lệ gia tăng dân số của Hàn Quốc rơi vào số những nước thấp nhất ở châu Á, chủ yếu là do tỷ lệ sinh ở mức thấp kỷ lục. Theo Bộ Chiến lược và Tài chính Hàn Quốc ngày 16/12, dân số nước này tăng 0,3% trong năm 2009, đứng thứ 43 cùng với Armenia và Quần đảo Marshall trên tổng số 48 quốc gia ở khu vực châu Á.
Những con số đáng ngại này khiến chính phủ Hàn Quốc bắt đầu tìm cách tăng tỷ lệ sinh vì tỷ lệ tăng bình quân bắt buộc phải ở mức trên 1% trong điều kiện dân số duy trì ở mức ổn định như hiện nay.
Khu vực kinh tế chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất là ngành công nghiệp xe hơi, vốn là một trong những mũi nhọn của kinh tế Hàn Quốc. Theo con số của Viện Nghiên cứu Ôtô Hàn Quốc, nhu cầu về xe trong giới trẻ Hàn Quốc được cho là sẽ giảm 60% từ 240.000 xe năm 2007 xuống còn 100.000 xe tới năm 2030.
Viện Nghiên cứu do Hyundai Motor cấp vốn này cho biết hệ quả của giảm tỷ lệ sinh sẽ là tình trạng ảm đạm trong ngành công nghiệp ôtô Hàn Quốc. Báo cáo của viện này cho biết nhu cầu về xe hơi của thanh niên Hàn Quốc tiếp tục giảm từ mức 243.000 chiếc năm 2007 xuống mức tồi tệ nhất 136.000 chiếc vào năm 2020 và 100.000 chiếc năm 2030, chỉ chiếm còn 40% so với mốc năm 2007./.
Bãi công thường xuyên và các nguy cơ thị trường lao động khác đã làm suy yếu sức cạnh tranh của Hàn Quốc. Giai đoạn năm 2006-2008, cứ 1.000 người lao động ở Hàn Quốc thì mất 17,2 ngày lao động do biểu tình, đẩy Hàn Quốc xuống vị trí thứ 23 trong số các nước OECD. Con số này tính toàn bộ Khối OECD là 8,44 ngày, có nghĩa là công nhân Hàn Quốc “xa rời” công cụ lao động nhiều gấp hai lần số ngày mà các đồng nghiệp của họ ở nước ngoài.
Các vấn đề khác ở Hàn Quốc là chi phí để khởi nghiệp kinh doanh và thuê nhân công cũng khá cao. Phải mất tới 14,7% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người để bắt đầu khởi nghiệp ở Hàn Quốc, đứng ở vị trí thấp nhất so với nhiều nền kinh tế tiên tiến khác.
Tỷ lệ gia tăng dân số của Hàn Quốc rơi vào số những nước thấp nhất ở châu Á, chủ yếu là do tỷ lệ sinh ở mức thấp kỷ lục. Theo Bộ Chiến lược và Tài chính Hàn Quốc ngày 16/12, dân số nước này tăng 0,3% trong năm 2009, đứng thứ 43 cùng với Armenia và Quần đảo Marshall trên tổng số 48 quốc gia ở khu vực châu Á.
Những con số đáng ngại này khiến chính phủ Hàn Quốc bắt đầu tìm cách tăng tỷ lệ sinh vì tỷ lệ tăng bình quân bắt buộc phải ở mức trên 1% trong điều kiện dân số duy trì ở mức ổn định như hiện nay.
Khu vực kinh tế chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất là ngành công nghiệp xe hơi, vốn là một trong những mũi nhọn của kinh tế Hàn Quốc. Theo con số của Viện Nghiên cứu Ôtô Hàn Quốc, nhu cầu về xe trong giới trẻ Hàn Quốc được cho là sẽ giảm 60% từ 240.000 xe năm 2007 xuống còn 100.000 xe tới năm 2030.
Viện Nghiên cứu do Hyundai Motor cấp vốn này cho biết hệ quả của giảm tỷ lệ sinh sẽ là tình trạng ảm đạm trong ngành công nghiệp ôtô Hàn Quốc. Báo cáo của viện này cho biết nhu cầu về xe hơi của thanh niên Hàn Quốc tiếp tục giảm từ mức 243.000 chiếc năm 2007 xuống mức tồi tệ nhất 136.000 chiếc vào năm 2020 và 100.000 chiếc năm 2030, chỉ chiếm còn 40% so với mốc năm 2007./.
Cao Phong (Vietnam+)