Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ngày 27/1 đã mở phiên tham vấn kín nhằm tìm kiếm sự đồng thuận đối với bản dự thảo nghị quyết mới về Syria do các nước phương Tây và Arập đề xuất.
Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh bản dự thảo nghị quyết này vấp phải sự phản đối từ phía Nga, nước ủy viên thường trực có quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Phát biểu sau cuộc họp kín, Đại sứ Pháp tại Liên hợp quốc Gerard Araud cho biết Pháp và các nước phương Tây ủng hộ bản dự thảo nghị quyết mới, đồng thời nhấn mạnh điều quan trọng là đạt được sự đồng thuận về vấn đề Syria càng sớm càng tốt nhằm tránh một cuộc nội chiến.
Đại sứ Đức tại Liên hợp quốc Peter Wittig thừa nhận phương pháp tiếp cận chính của các nước bảo trợ cho dự thảo nghị quyết mới do Morocco đề xuất cũng như quyền hạn của các nước Arập trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng Syria.
Trong khi đó, Đại sứ Nga tại Liên hợp quốc Vitaly Churkin bày tỏ "sự thất vọng sâu sắc" trước dự thảo nghị quyết, khẳng định Nga không đồng tình với Liên đoàn Arập (AL) áp đặt một nghị quyết bên ngoài đối với cuộc khủng hoảng ở Syria và sẵn sàng "can thiệp" vào bản dự thảo này; đồng thời bác bỏ đề xuất cấm vận vũ khí và sử dụng vũ lực đối với nước này. Tuy nhiên, ông Churkin không hề đe dọa sẽ phủ quyết dự thảo trên.
Trước đó, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Gennady Gatilov cho rằng dự thảo nghị quyết mới về Syria của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc do các nước phương Tây và Arập đề xuất là "không thể chấp nhận được" vì dự thảo này không tính đến lập trường của Mátxcơva.
Nga mong muốn một tiến trình chính trị tại Syria do chính người Syria làm chủ mà không phải do AL đề xuất. Mátxcơva cho biết sẽ soạn thảo một bản dự thảo nghị quyết mới về Syria để đệ trình lên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc trong thời gian tới.
Theo các nguồn tin ngoại giao, Trung Quốc cũng cảnh báo chống lại các biện pháp cấm vận và việc sử dụng vũ lực đối với Syria.
Cùng ngày, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon kêu gọi Hội đồng Bảo an cùng chung tiếng nói về vấn đề Syria và thúc giục Damacus lắng nghe nguyện vọng của người dân.
Bản dự thảo nghị quyết mới về tình hình Syria do Marốc đề xuất được các nước phương Tây hậu thuẫn kêu gọi Tổng thống Syria Bashar al-Assad chuyển giao quyền lực cho Phó Tổng thống nhằm thành lập một chính phủ đoàn kết và chuẩn bị cho các cuộc bầu cử.
Văn kiện này tuy không đề cập tới việc trừng phạt Syria nhưng đe dọa sẽ áp đặt các biện pháp tiếp theo nếu Syria không tuân thủ nghị quyết này. Anh và Pháp cho biết họ muốn tiến hành cuộc bỏ phiếu về bản dự thảo nghị quyết này vào tuần sau.
Trong khi đó, Hội đồng Dân tộc Syria (SNC) đối lập ngày 27/1 đã kêu gọi Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua một nghị quyết lên án chính quyền Damacus. Trong một thông cáo báo chí, SNC khẳng định đã tiến hành hàng loạt cuộc tiếp xúc trong 24 giờ qua với các quốc gia thành viên Hội đồng Bảo an và AL.
Trưởng phái bộ quan sát viên AL Moustafa al-Dabi cho biết tình hình bạo lực ở Syria leo thang dữ dội trong những ngày gần đây, đặc biệt là ở các thành phố Homs, Idlib và Hama. Theo nguồn tin địa phương, chỉ riêng ngày 27/1 đã có hơn 40 người đã thiệt mạng sau các cuộc tấn công của lực lượng an ninh ở Homs và Hama.
Trong một diễn biến khác, hơn 200 người phản đối tổng thống Tổng thống al-Assad đã tấn công đại sứ quán Syria tại thủ đô Cairo của Ai Cập. Những người biểu tình đã tiến vào khuôn viên tòa đại sứ, phá vỡ nhiều cánh cửa và cửa sổ trước khi lực lượng an ninh kịp can thiệp, tuy nhiên đã không có ai bị bắt giữ trong vụ việc này./.
Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh bản dự thảo nghị quyết này vấp phải sự phản đối từ phía Nga, nước ủy viên thường trực có quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Phát biểu sau cuộc họp kín, Đại sứ Pháp tại Liên hợp quốc Gerard Araud cho biết Pháp và các nước phương Tây ủng hộ bản dự thảo nghị quyết mới, đồng thời nhấn mạnh điều quan trọng là đạt được sự đồng thuận về vấn đề Syria càng sớm càng tốt nhằm tránh một cuộc nội chiến.
Đại sứ Đức tại Liên hợp quốc Peter Wittig thừa nhận phương pháp tiếp cận chính của các nước bảo trợ cho dự thảo nghị quyết mới do Morocco đề xuất cũng như quyền hạn của các nước Arập trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng Syria.
Trong khi đó, Đại sứ Nga tại Liên hợp quốc Vitaly Churkin bày tỏ "sự thất vọng sâu sắc" trước dự thảo nghị quyết, khẳng định Nga không đồng tình với Liên đoàn Arập (AL) áp đặt một nghị quyết bên ngoài đối với cuộc khủng hoảng ở Syria và sẵn sàng "can thiệp" vào bản dự thảo này; đồng thời bác bỏ đề xuất cấm vận vũ khí và sử dụng vũ lực đối với nước này. Tuy nhiên, ông Churkin không hề đe dọa sẽ phủ quyết dự thảo trên.
Trước đó, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Gennady Gatilov cho rằng dự thảo nghị quyết mới về Syria của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc do các nước phương Tây và Arập đề xuất là "không thể chấp nhận được" vì dự thảo này không tính đến lập trường của Mátxcơva.
Nga mong muốn một tiến trình chính trị tại Syria do chính người Syria làm chủ mà không phải do AL đề xuất. Mátxcơva cho biết sẽ soạn thảo một bản dự thảo nghị quyết mới về Syria để đệ trình lên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc trong thời gian tới.
Theo các nguồn tin ngoại giao, Trung Quốc cũng cảnh báo chống lại các biện pháp cấm vận và việc sử dụng vũ lực đối với Syria.
Cùng ngày, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon kêu gọi Hội đồng Bảo an cùng chung tiếng nói về vấn đề Syria và thúc giục Damacus lắng nghe nguyện vọng của người dân.
Bản dự thảo nghị quyết mới về tình hình Syria do Marốc đề xuất được các nước phương Tây hậu thuẫn kêu gọi Tổng thống Syria Bashar al-Assad chuyển giao quyền lực cho Phó Tổng thống nhằm thành lập một chính phủ đoàn kết và chuẩn bị cho các cuộc bầu cử.
Văn kiện này tuy không đề cập tới việc trừng phạt Syria nhưng đe dọa sẽ áp đặt các biện pháp tiếp theo nếu Syria không tuân thủ nghị quyết này. Anh và Pháp cho biết họ muốn tiến hành cuộc bỏ phiếu về bản dự thảo nghị quyết này vào tuần sau.
Trong khi đó, Hội đồng Dân tộc Syria (SNC) đối lập ngày 27/1 đã kêu gọi Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua một nghị quyết lên án chính quyền Damacus. Trong một thông cáo báo chí, SNC khẳng định đã tiến hành hàng loạt cuộc tiếp xúc trong 24 giờ qua với các quốc gia thành viên Hội đồng Bảo an và AL.
Trưởng phái bộ quan sát viên AL Moustafa al-Dabi cho biết tình hình bạo lực ở Syria leo thang dữ dội trong những ngày gần đây, đặc biệt là ở các thành phố Homs, Idlib và Hama. Theo nguồn tin địa phương, chỉ riêng ngày 27/1 đã có hơn 40 người đã thiệt mạng sau các cuộc tấn công của lực lượng an ninh ở Homs và Hama.
Trong một diễn biến khác, hơn 200 người phản đối tổng thống Tổng thống al-Assad đã tấn công đại sứ quán Syria tại thủ đô Cairo của Ai Cập. Những người biểu tình đã tiến vào khuôn viên tòa đại sứ, phá vỡ nhiều cánh cửa và cửa sổ trước khi lực lượng an ninh kịp can thiệp, tuy nhiên đã không có ai bị bắt giữ trong vụ việc này./.
(TTXVN/vietnam+)