"Cánh tay” đáng sợ của biến đổi khí hậu đã vươn tới dãy Trường Sơn và đang khiến lá phổi khổng lồ của Việt Nam đứng trước nguy cơ suy thoái đa dạng sinh học trầm trọng.
Đây là những cảnh báo được đưa ra tại hội thảo “Bảo tồn đa dạng sinh học dãy Trường Sơn” được tổ chức hôm nay, 18/3.
Theo các báo cáo khoa học tại hội thảo, tình trạng biến đổi khí hậu ngày một trầm trọng khiến nhiều khu vực thuộc dãy Trường Sơn có những hiện tượng như: Hạn hán kéo dài, lượng mưa thất thường, đất bị thoái hóa… Đây là những nguyên nhân khiến hệ sinh thái nơi đây bị suy thoái nghiêm trọng.
Báo cáo của tiến sỹ Phạm Đức Thi (Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam) đã dẫn ra một số khu vực có hệ sinh thái đang có nguy cơ đe dọa lớn. Theo tiến sỹ Thi, “mảnh” Trường Sơn tại Kỳ Nam (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) mấy năm trở lại đây đang dần biến thành “túi mưa chảo lửa” của cả khu vực.
Tại khu vực này từ năm 2004 về trước, hạn hán ít xuất hiện, mưa đều, sản xuất 2 vụ lúa/năm thì nay hạn hán thường kéo dài 5-7 tháng/ năm, nhiệt độ tăng cao, chỉ làm được 1 vụ đông xuân, năng suất thấp.
Bên cạnh đó, lượng mưa lớn bất thường trong thời gian gần đây khiến đất bị xói mòn và thoái hóa nghiêm trọng. Hệ sinh thái khu vực này cũng vì thế mà ngày càng kiệt quệ và dần mất đi nhiều loài động thực vật.
Đáng lưu tâm hơn, tình trạng này đang khá phổ biến tại nhiều khu vực thuộc dãy Trường Sơn. Thậm chí, khảo sát tại khu vực Cẩm Tâm (Cẩm Thủy, Thanh Hóa) còn cho thấy tài nguyên rừng nơi đây đang ở mức báo động bởi sự cạn kiệt của nhiều loài động thực vật. Thậm chí, loài vắt trong rừng hiện cũng đã mất hết.
Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Ngọc Sinh, Chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, cho rằng cần có một chiến lược quản lý tổng hợp dãy Trường Sơn trước khi quá muộn.
Theo ông Sinh, dãy Trường Sơn đang bị băm nát cho những mục tiêu đơn lẻ của các ngành và các tỉnh. Bởi thế, một chiến lược quản lý tổng hợp vưới sự hợp tác của các địa phương trong phạm vi dãy Trường Sơn là vô cùng quan trọng.
Ông Sinh cũng kêu gọi việc tiến hành điều tra, kiểm kê, đánh giá đa dạng sinh học toàn dãy Trường Sơn một cách hệ thống, liên tục để từ đó lập quy hoạch hợp lý cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại dãy Trường Sơn./.
Đây là những cảnh báo được đưa ra tại hội thảo “Bảo tồn đa dạng sinh học dãy Trường Sơn” được tổ chức hôm nay, 18/3.
Theo các báo cáo khoa học tại hội thảo, tình trạng biến đổi khí hậu ngày một trầm trọng khiến nhiều khu vực thuộc dãy Trường Sơn có những hiện tượng như: Hạn hán kéo dài, lượng mưa thất thường, đất bị thoái hóa… Đây là những nguyên nhân khiến hệ sinh thái nơi đây bị suy thoái nghiêm trọng.
Báo cáo của tiến sỹ Phạm Đức Thi (Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam) đã dẫn ra một số khu vực có hệ sinh thái đang có nguy cơ đe dọa lớn. Theo tiến sỹ Thi, “mảnh” Trường Sơn tại Kỳ Nam (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) mấy năm trở lại đây đang dần biến thành “túi mưa chảo lửa” của cả khu vực.
Tại khu vực này từ năm 2004 về trước, hạn hán ít xuất hiện, mưa đều, sản xuất 2 vụ lúa/năm thì nay hạn hán thường kéo dài 5-7 tháng/ năm, nhiệt độ tăng cao, chỉ làm được 1 vụ đông xuân, năng suất thấp.
Bên cạnh đó, lượng mưa lớn bất thường trong thời gian gần đây khiến đất bị xói mòn và thoái hóa nghiêm trọng. Hệ sinh thái khu vực này cũng vì thế mà ngày càng kiệt quệ và dần mất đi nhiều loài động thực vật.
Đáng lưu tâm hơn, tình trạng này đang khá phổ biến tại nhiều khu vực thuộc dãy Trường Sơn. Thậm chí, khảo sát tại khu vực Cẩm Tâm (Cẩm Thủy, Thanh Hóa) còn cho thấy tài nguyên rừng nơi đây đang ở mức báo động bởi sự cạn kiệt của nhiều loài động thực vật. Thậm chí, loài vắt trong rừng hiện cũng đã mất hết.
Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Ngọc Sinh, Chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, cho rằng cần có một chiến lược quản lý tổng hợp dãy Trường Sơn trước khi quá muộn.
Theo ông Sinh, dãy Trường Sơn đang bị băm nát cho những mục tiêu đơn lẻ của các ngành và các tỉnh. Bởi thế, một chiến lược quản lý tổng hợp vưới sự hợp tác của các địa phương trong phạm vi dãy Trường Sơn là vô cùng quan trọng.
Ông Sinh cũng kêu gọi việc tiến hành điều tra, kiểm kê, đánh giá đa dạng sinh học toàn dãy Trường Sơn một cách hệ thống, liên tục để từ đó lập quy hoạch hợp lý cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại dãy Trường Sơn./.
Xuân Dũng (Vietnam+)