Hiệp ước kiểm soát hạt nhân Mỹ-Nga-Trung liệu có khả thi?

“Cái chết yếu” hồi đầu năm nay của Hiệp ước lực lượng hạt nhân tầm trung được ký năm 1987 cho thấy việc kiểm soát vũ khí toàn cầu đang gặp bất ổn.
Hiệp ước kiểm soát hạt nhân Mỹ-Nga-Trung liệu có khả thi? ảnh 1Một vụ thử tên lửa của Mỹ ở bang Alaska. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Theo trang mạng newrepulic.com, ngày 1/10, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chứng kiến lễ diễu binh quân sự lớn ở Bắc Kinh để kỷ niệm 70 năm Quốc khánh nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Lễ diễu binh có sự tham gia của một số vũ khí ấn tượng, bao gồm tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Đông Phương 41 - một trong những tên lửa có tầm bắn xa nhất của Trung Quốc, có khả năng bắn nhiều đầu đạn hạt nhân qua toàn bộ lục địa Mỹ.

Mặc dù năng lực ngày một phát triển của Trung Quốc là nguyên nhân gây quan ngại, nhưng các đề xuất về việc “3 phương hóa” kiểm soát vũ khí hạt nhân chỉ là "liều thuốc độc" cho các thỏa thuận song phương hiện nay, như Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược (START) mới năm 2011 giữa Washington và Moskva. Trung Quốc sẽ không tham gia một hiệp định như vậy và việc theo đuổi mục tiêu này - như chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump từng bày tỏ dấu hiệu sẽ làm vậy - sẽ là điều cực kỳ khó khăn.

“Cái chết yếu” hồi đầu năm nay của Hiệp ước lực lượng hạt nhân tầm trung được ký năm 1987 cho thấy việc kiểm soát vũ khí toàn cầu đang gặp bất ổn.

Mỹ và Nga đang cố gắng hết sức để gia hạn hiệp ước START mới. Hiệp ước này hạn chế các vũ khí hạt nhân chiến lược được triển khai của các nước xuống tổng cộng 1.550 vũ khí cũng như hạn chế các phương pháp sử dụng vũ khí đó (như tên lửa và máy bay ném bom). Hiệp ước này đã thành công trong việc cắt giảm kho vũ khí của hai nước một cách có kiểm chứng; và hai nước đã tuyên bố rằng họ đã đáp ứng yêu cầu cắt giảm vũ khí hồi tháng 2/2018.

Hiệp ước này sẽ hết hạn vào tháng 2/2021. Việc gia hạn 5 năm tiếp theo là điều mang tính khả thi. Tuy nhiên, nếu Moskva và Washington không thể nhất trí gia hạn, các yêu cầu về giới hạn vũ khí hạt nhân trong hiệp ước này cũng sẽ hết hiệu lực.

Chính quyền Trump đã bày tỏ dấu hiệu quan tâm đến việc gia hạn bởi nó có thể mang lại lợi ích cho an ninh của Mỹ. Tuy nhiên, đây chính là lĩnh vực mà Trung Quốc có thể làm phức tạp hóa vấn đề.

Ý tưởng đưa Trung Quốc vào hiệp hước START mới, hay một hiệp ước tương tự, đã bắt đầu được tổng thống Mỹ nhen nhóm. Tháng 5/2019, Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Tom Cotton, John Cornyn và Liz Cheney đã đưa ra dự luật mà theo đó sẽ ngăn cản việc tài trợ gia hạn START Mới nếu không có sự tham gia của Trung Quốc trong hiệp ước này.

Bà Cheney nói: “Mỹ xứng đáng có được điều tốt đẹp hơn là một START Mới được gia hạn. Bất kể hiệp ước kiểm soát vũ khí có ý nghĩa nào cũng phải phản ánh thực tế và giải quyết môi đe dọa bắt nguồn từ Trung Quốc."

Đầu tháng 5/2019, Trump đã nói với các phóng viên - một cách bịa đặt - rằng ông đã nói với các quan chức Trung Quốc về hiệp ước 3 bên và “họ rất muốn tham gia vào thỏa thuận đó."

[Nga-Trung xây dựng hệ thống cảnh báo tên lửa nhằm cân bằng lực lượng]

Bắc Kinh đã nhanh chóng phủ nhận điều này chỉ vài ngày sau đó và nói rằng họ sẽ không “tham gia bất kỳ cuộc đàm phán 3 bên nào về thỏa thuận giải trừ vũ khí hạt nhân”. Hiện nay, “cuộc cạnh tranh nước lớn” đang được nhắc tới rất nhiều ở Washington. Bản Chiến lược An ninh Quốc gia năm 2017 của chính quyền Trump tuyên bố rằng “cuộc cạnh tranh nước lớn” đã trở lại, đặc biệt Trung Quốc và Nga đã bắt đầu “tái áp đặt ảnh hưởng của họ trong khu vực và trên thế giới."

Chiến lược Quốc phòng Quốc gia năm 2018 của Trump đã gọi Trung Quốc là “đối thủ chiến lược."

Mặc dù Nga và Trung Quốc đều được quy là các đối thủ “nước lớn," nhưng lực lượng hạt nhân và chiến lược của họ đều không tương đồng. Trung Quốc sở hữu lượng vũ khí hạt nhân ít hơn nhiều so với Mỹ hay Nga; nếu so sánh kho vũ khí khoảng 300 đầu đạn của Trung Quốc so với con số hơn 6.000 đầu đạn của Nga và Mỹ.

Cách Trung Quốc kiểm soát các vũ khí hạt nhân của họ trong thời bình cũng khiến họ không thể “đủ tư cách” tham gia vào START Mới. Quy định của hiệp ước này về tính toán số lượng đầu đạn “được triển khai” có nghĩa rằng có bao nhiêu gói thuốc nổ hạt nhân đang được đặt ở đầu tên lửa và có thể phóng đi. Trung Quốc - vốn theo đuổi cam kết năm 1964 về việc không sử dụng vũ khí hạt nhân để tấn công đối phương trước trong thời bình - đã để các đầu đạn và tên lửa tách rời nhau, điều này đồng nghĩa với việc các đầu đạn được triển khai của họ là 0, hoặc gần như là vậy. Đó chỉ là một ví dụ cho thấy tính phi thực tế của việc “3 phương hóa” đề xuất kiểm soát vũ khí.

Về phương diện pháp lý, hiện START không có cơ chế nào để bổ sung bên thứ 3 vào hiệp ước này. Lựa chọn của Washington và Moskva đó là gia hạn hiệp ước thêm 5 năm hoặc để nó hết hiệu lực. Nếu việc kiểm soát vũ khí hạt nhân chiến lược 3 bên được quan tâm, thì 3 nước sẽ phải bắt đầu từ đầu. Trong bối cảnh Trung Quốc đã lên tiếng phủ nhận, thì ý tưởng đó chỉ là viên thuốc độc với việc gia hạn START mới. Những người đề xuất START mới 3 bên đang theo đuổi việc nối lại cuộc chạy đua vũ trang nguy hiểm không hồi kết, điều sẽ không có lợi cho bất kỳ ai ngoại trừ các nhà thầu vũ khí đủ may mắn để tham gia vào các hợp đồng sản xuất vũ khí mới.

Tuy nhiên, việc kiểm soát vũ khí chiến lược với Trung Quốc không phải là điều có thể sẽ sớm xảy ra.

Trung tướng Robert P. Ashley, Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc phòng Mỹ, có thể đúng khi nói rằng “Trung Quốc có thể tăng gấp đôi kho vũ khí hạt nhân của họ” trong thập kỷ tới, nhưng điều đó cũng chỉ giúp Bắc Kinh đi được “nửa đường” để bắt kịp Mỹ theo hiệp định START mới được gia hạn (nếu có thể).

Để bắt đầu tiến trình kiểm soát vũ khí kiểu Mỹ-Nga với Trung Quốc, một sự tương đồng giữa các bên là điều cần thiết. Điều đó đồng nghĩa rằng Bắc Kinh sẽ phải gia tăng kho vũ khí hạt nhân của họ tương đồng với Mỹ, hoặc Washington và Moskva phải tiếp tục giải giáp vũ khí cho đến mức thấp bằng Trung Quốc. Tựu chung lại, cả hai kịch bản đó đều bất khả thi.

Cho dù các cuộc thảo luận về “cạnh tranh nước lớn” được nhắc tới nhiều hơn nữa và quan hệ Mỹ-Trung trở nên tồi tệ hơn bao giờ hết, thì nguy cơ hạt nhân của mối quan hệ đó không thể so sánh với nguy cơ nếu chính quyền Trump và chính phủ Nga cho phép START Mới hết hiệu lực vào năm 2021./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục