Trong hai ngày 3 và 4/9, Hội nghị Bộ trưởng Hợp tác sông Mekong-sông Hằng (MGC) lần thứ 6 đã diễn ra tại New Delhi, Ấn Độ.
Hội nghị do Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ S.M. Krishna chủ trì.
Tham dự Hội nghị có Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia Hor Namhong, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Lào Thongloun Sisoulith, Thứ trưởng Ngoại giao Myanmar U Maung Myint, Thứ trưởng Ngoại giao Thái Lan Jullapong Nonsrichai.
Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Vinh dẫn đầu tham dự Hội nghị.
Hội nghị đã kiểm điểm lại tiến trình hợp tác MGC kể từ Hội nghị lần thứ 5 tại Manila, Philippines tháng 8/2007, đặc biệt hoan nghênh những kết quả hợp tác đạt được trong các lĩnh vực ưu tiên là văn hóa, giáo dục, du lịch và giao thông liên lạc.
Hội nghị đánh giá cao việc hoàn thành xây dựng Bảo tàng Dệt truyền thống tại Siem Reap, Campuchia, các dự án bảo tồn các khu di sản văn hóa thế giới, tiếp tục triển khai xây dựng đường cao tốc nối Ấn Độ-Myanmar-Thái Lan, chương trình học bổng MGC…
Hội nghị nhất trí cần tăng cường cơ chế làm việc thường xuyên và phối hợp để nâng cao hiệu quả hợp tác trong các lĩnh vực này. Các nước MGC đều đánh giá cao vai trò của Ấn Độ không chỉ trong hợp tác với tiểu vùng Mekong mà cả với ASEAN và Đông Á vì hòa bình, ổn định và phát triển ở châu Á-Thái Bình Dương.
Hội nghị thống nhất hợp tác MGC cần được xem xét mở rộng sang các lĩnh vực mới, bao gồm thương mại, đầu tư, phát triển bền vững và đời sống của người dân các nước MGC.
Hội nghị hoan nghênh và nhất trí nghiên cứu các sáng kiến mới do Ấn Độ đề xuất, bao gồm thành lập các nhóm công tác về y tế và hợp tác doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME), xây dựng Trung tâm lưu dữ liệu chung tại Trường Đại học Nalandahợp tác trong lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học, sản xuất lúa gạo và tăng cường năng lực.
Tại Hội nghị, Ấn Độ thông báo thành lập Quỹ triển khai các Dự án nhỏ của Ấn Độ và các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Việt Nam, với ngân sách hàng năm là 1 triệu USD do Ấn Độ tài trợ.
Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Vinh hoan nghênh những thành quả đã đạt được trong hợp tác MGC và đánh giá cao hỗ trợ của Ấn Độ đối với các nước Mekong trong cơ chế hợp tác này.
Thứ trưởng cũng nhấn mạnh để hợp tác MGC có hiệu quả và tương xứng hơn với tiềm năng, các nước MGC cần thường xuyên rà soát và cập nhật tài liệu định hướng để xác định ưu tiên, xây dựng kế hoạch làm việc hàng năm và có cơ chế báo cáo rõ ràng.
Thứ trưởng cũng đề nghị hợp tác MGC tập trung vào các lĩnh vực quan trọng như văn hóa, giáo dục, du lịch, cũng như kết nối giao thông, công nghệ thông tin, đồng thời mở rộng thêm hợp tác về phát triển bền vững, trong đó có bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu, quản lý và sử dụng bền vững nguồn nước sông Mekong.
Hội nghị đã ra Tuyên bố chung về kết quả Hội nghị và thống nhất việc Lào sẽ là nước Chủ tịch MGC cho năm tiếp theo, và đồng ý xem xét tổ chức Hội nghị Bộ trưởng MGC bên lề Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Ấn Độ hàng năm./.
Hội nghị do Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ S.M. Krishna chủ trì.
Tham dự Hội nghị có Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia Hor Namhong, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Lào Thongloun Sisoulith, Thứ trưởng Ngoại giao Myanmar U Maung Myint, Thứ trưởng Ngoại giao Thái Lan Jullapong Nonsrichai.
Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Vinh dẫn đầu tham dự Hội nghị.
Hội nghị đã kiểm điểm lại tiến trình hợp tác MGC kể từ Hội nghị lần thứ 5 tại Manila, Philippines tháng 8/2007, đặc biệt hoan nghênh những kết quả hợp tác đạt được trong các lĩnh vực ưu tiên là văn hóa, giáo dục, du lịch và giao thông liên lạc.
Hội nghị đánh giá cao việc hoàn thành xây dựng Bảo tàng Dệt truyền thống tại Siem Reap, Campuchia, các dự án bảo tồn các khu di sản văn hóa thế giới, tiếp tục triển khai xây dựng đường cao tốc nối Ấn Độ-Myanmar-Thái Lan, chương trình học bổng MGC…
Hội nghị nhất trí cần tăng cường cơ chế làm việc thường xuyên và phối hợp để nâng cao hiệu quả hợp tác trong các lĩnh vực này. Các nước MGC đều đánh giá cao vai trò của Ấn Độ không chỉ trong hợp tác với tiểu vùng Mekong mà cả với ASEAN và Đông Á vì hòa bình, ổn định và phát triển ở châu Á-Thái Bình Dương.
Hội nghị thống nhất hợp tác MGC cần được xem xét mở rộng sang các lĩnh vực mới, bao gồm thương mại, đầu tư, phát triển bền vững và đời sống của người dân các nước MGC.
Hội nghị hoan nghênh và nhất trí nghiên cứu các sáng kiến mới do Ấn Độ đề xuất, bao gồm thành lập các nhóm công tác về y tế và hợp tác doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME), xây dựng Trung tâm lưu dữ liệu chung tại Trường Đại học Nalandahợp tác trong lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học, sản xuất lúa gạo và tăng cường năng lực.
Tại Hội nghị, Ấn Độ thông báo thành lập Quỹ triển khai các Dự án nhỏ của Ấn Độ và các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Việt Nam, với ngân sách hàng năm là 1 triệu USD do Ấn Độ tài trợ.
Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Vinh hoan nghênh những thành quả đã đạt được trong hợp tác MGC và đánh giá cao hỗ trợ của Ấn Độ đối với các nước Mekong trong cơ chế hợp tác này.
Thứ trưởng cũng nhấn mạnh để hợp tác MGC có hiệu quả và tương xứng hơn với tiềm năng, các nước MGC cần thường xuyên rà soát và cập nhật tài liệu định hướng để xác định ưu tiên, xây dựng kế hoạch làm việc hàng năm và có cơ chế báo cáo rõ ràng.
Thứ trưởng cũng đề nghị hợp tác MGC tập trung vào các lĩnh vực quan trọng như văn hóa, giáo dục, du lịch, cũng như kết nối giao thông, công nghệ thông tin, đồng thời mở rộng thêm hợp tác về phát triển bền vững, trong đó có bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu, quản lý và sử dụng bền vững nguồn nước sông Mekong.
Hội nghị đã ra Tuyên bố chung về kết quả Hội nghị và thống nhất việc Lào sẽ là nước Chủ tịch MGC cho năm tiếp theo, và đồng ý xem xét tổ chức Hội nghị Bộ trưởng MGC bên lề Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Ấn Độ hàng năm./.
(Vietnam+)