Hội thảo các vấn đề năng lượng Việt Nam tại Nhật

Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản đã tổ chức cuộc hội thảo chuyên đề về các vấn đề năng lượng của Việt Nam tại Tokyo.
Ngày 1/3, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp (METI) Nhật Bản đã tổ chức cuộchội thảo chuyên đề về các vấn đề năng lượng của Việt Nam tại Tokyo.

Đoàn đại biểu Việt Nam do Đặc phái viên của Thủ tướng, Chủ tịch Ủy ban Nhân dântỉnh Ninh Thuận Nguyễn Trí Dũng dẫn đầu đã tham dự hội thảo và phát biểu cácchuyên đề liên quan đến thực trạng và chính sách phát triển ngành năng lượng củaViệt Nam, trong đó có chiến lược phát triển điện hạt nhân.

Phát biểu khai mạc hội thảo, Thứ trưởng METI Tadahiro Matsushita cho rằng kinhtế Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ và nhu cầu về điện tăng rất nhanh, hiện đãvượt quá khả năng cung cấp điện của Việt Nam. Do đó, Việt Nam không thể khôngxây dựng các nhà máy điện hạt nhân để đáp ứng nhu cầu về điện phục vụ cho pháttriển kinh tế và đời sống nhân dân.

Ông rất vui mừng khi Việt Nam chọn Nhật Bản là đối tác xây dựng nhà máy điện hạtnhân tại tỉnh Ninh Thuận và cho rằng Nhật Bản có công nghệ điện hạt nhân tiêntiến, thân thiện với môi trường và tin tưởng với sự nỗ lực của cả hai phía, hợptác trong lĩnh vực hạt nhân sẽ đem lại lợi ích cho cả hai nước, góp phần thúcđẩy hơn nữa quan hệ song phương.

Trong bài phát biểu của mình, Đặc phái viên của Thủ tướng, Chủ tịch Ủy ban Nhândân tỉnh Ninh Thuận Nguyễn Chí Dũng cho biết tỉnh Ninh Thuận rất vui mừng vàcũng nhận thức được trách nhiệm nặng nề khi Chính phủ lựa chọn Ninh Thuận là nơixây dựng các nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam.

Tuy Ninh Thuận còn cónhiều khó khăn về hạ tầng cơ sở nhưng với sự hỗ trợ của Chính phủ, chính quyềnvà nhân dân Ninh Thuận quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ xây dựng các nhà máy điệnhạt nhân này, đồng thời lựa chọn "mô hình phát triển xanh” để xây dựng NinhThuận thành một trung tâm năng lượng sạch, địa danh du lịch chất lượng cao, cómôi trường đầu tư, môi trường giáo dục tốt để phục vụ phát triển kinh tế, nângcao đời sống của nhân dân.

Nhân dịp này, Đặc phái viên của Thủ tướng cũng đề nghị phía Nhật Bản cùng ViệtNam xây dựng các cơ chế hợp tác đặc biệt để nâng cao hiệu quả hợp tác cùng cólợi.

Ông đề nghị Chính phủ Nhật Bản tăng viện trợ ODA cho Việt Nam để thực hiện cácdự án xây dựng cơ sở hạ tầng như nhà máy điện hạt nhân, đường sắt, đường bộ caotốc, sân bay, bến cảng, các khu công nghệ cao, giúp đào tạo nguồn nhân lực…

Theo ông, hai bên cũng cần đẩy mạnh hợp tác thương mại, có chính sách hỗ trợ choviệc xuất, nhập khẩu hàng hóa của nhau, đặc biệt là hàng nông sản. Ông đề nghịNhật Bản giúp đỡ Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất, chế biến và kiểm dịch hànghóa.

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân, Phó Chủ tịch Ủy ban Khoa học,Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng, Phó Tổng Giám đốc Tập đoànĐiện lực Việt Nam Dương Quang Thành đã có các tham luận về thực trạng, chínhsách phát triển khoa học, công nghệ cao và năng lượng của Việt Nam, trong đó cóchiến lược phát triển điện hạt nhân.

Ông Hidehiro Yokoo, Vụ trưởng Vụ điện và khí đốt, Tổng cục Tài nguyên và Nănglượng của METI đã trình bày về sự hợp tác trong lĩnh vực điện và điện hạt nhâncủa Nhật Bản với Việt Nam, trong đó giới thiệu chính sách phát triển ngành điệnlực, điện hạt nhân của Nhật Bản và chính sách thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vựcnăng lượng hạt nhân với Việt Nam dựa trên các kinh nghiệm của Nhật Bản.

Với tham luận “Nội địa hóa và phát triển các doanh nghiệp trong ngành điện hạtnhân của Việt Nam,” ông Akira Maru, Phó Chủ tịch, Giám đốc Điều hành Công ty hệthống điện lực, điện hạt nhân thuộc Tập đoàn Hitachi đã trình bày về mục đích,nội dung các giai đoạn nghiên cứu và kết quả nghiên cứu khả năng nội địa hóa cácnhà máy điện hạt nhân tại Việt Nam, qua đó giúp định hướng cho việc chuyển giaocông nghệ hạt nhân.

Trong tham luận của mình, ông Ichiro Takekuro, Chủ tịch Công ty phát triển điệnhạt nhân quốc tế của Nhật Bản (JINED), cho rằng để đưa vào sử dụng ổn định cácnhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam, phía Nhật Bản đã đáp ứng 6 yêu cầu của Chínhphủ Việt Nam trong xây dựng các nhà máy điện hạt nhân, gồm đảm bảo đưa ra cáccông nghệ tiên tiến và an toàn nhất, hợp tác cung cấp vốn xây dựng, đảm bảonguồn cung cấp nhiên liệu hạt nhân ổn định, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, xử lýnhiên liệu đã qua sử dụng và hợp tác phát triển các ngành công nghiệp của ViệtNam.

Phía Nhật Bản, trong đó có JINED, khẳng định sẽ thực hiện đúng các cam kết nóitrên cũng như hỗ trợ Việt Nam lập dự án tổng thể xây dựng nhà máy điện hạt nhânsố 2 ở Ninh Thuận./.

Minh Sơn (Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục