Mới đây, các lực lượng chức năng tỉnh Thừa Thiên-Huế với sự bảo trợ của Quỹ bảo tồn thiên nhiên Quốc tế (WWF), dự án chống buôn bán động vật hoang dã đã tiến hành truy quét điểm nóng và cơ bản xóa bỏ các điểm bán kinh doanh động vật hoang dã khu vực ngã ba cầu Tuần.
Qua 5 đợt phối hợp kiểm tra, lực lượng chức năng đã phát hiện, thu giữ và tiến hành tiêu hủy gần 100kg thịt động vật hoang dã; trong đó có các loại như lợn, chồn hương, nai.
Những ngày qua, việc buôn bán thịt thú rừng ở đây phần nào tạm lắng xuống, nhưng không ai dám chắc sẽ xóa được các tụ điểm buôn bán này khi lực lượng chức năng rút đi.
Bởi lẽ, theo thống kê của Ủy ban Nhân dân xã Hương Thọ, hiện nay có khoảng 10-15 hộ, với gần trăm nhân khẩu tại khu vực cầu Tuần lâu nay chuyên kinh doanh, buôn bán thịt động vật hoang dã. Vấn đề là làm sao chuyển đổi được hình thức kinh doanh, để đảm bảo cuộc sống cho chính người dân nơi đây, nếu không muốn họ tiếp tục quay lại nghề cũ.
Trên khắp tuyến đường từ thành phố Huế lên lăng Khải Định la liệt các quán nhậu thịt thú rừng. Còn tại khu vực chợ Bến Ngự, chợ Nam Giao, hoặc đường lên ngã ba cầu Tuần, người dân dễ dàng mua được thịt thú rừng bất kể lúc nào.
Những chủ quán ngồi nhởn nhơ bên một chiếc cân và bộ dao, thớt cùng với lời chào mời bán thịt thú rừng... Thịt không được bày công khai mà giấu đâu đó, có người hỏi, chủ quán mới mang ra. Bằng cách đó, các điểm buôn bán thịt rừng này đã qua mặt lực lượng chức năng để tồn tại hàng chục năm nay.
Một chủ kinh doanh thịt thú rừng tại ngã ba cầu Tuần khi đã "quá chén" tiết lộ rằng thịt thú rừng thật cũng có, mà "treo đầu dê, bán thịt chó" cũng có. Những người thợ săn khi vào rừng, cả tuần, có khi mười ngày, nửa tháng mới về, con mồi săn bắn được đem xẻ thịt, ướp hóa chất và chôn dưới đất, khi về mới đào lên nên thịt không hư, nhưng không còn mùi vị gì, ăn loại thịt này vào là "tiền mất, tật mang" đấy!
Ngoài thu mua, buôn bán thịt động vật hoang dã, các hộ dân ở đây còn mua một số thịt heo nái, trâu về sau đó dùng phẩm màu để nhuộm làm giả thịt thú rừng đem bán, nguy cơ về ngộ độc thực phẩm rất cao nếu mua và ăn phải loại thịt này./.
Qua 5 đợt phối hợp kiểm tra, lực lượng chức năng đã phát hiện, thu giữ và tiến hành tiêu hủy gần 100kg thịt động vật hoang dã; trong đó có các loại như lợn, chồn hương, nai.
Những ngày qua, việc buôn bán thịt thú rừng ở đây phần nào tạm lắng xuống, nhưng không ai dám chắc sẽ xóa được các tụ điểm buôn bán này khi lực lượng chức năng rút đi.
Bởi lẽ, theo thống kê của Ủy ban Nhân dân xã Hương Thọ, hiện nay có khoảng 10-15 hộ, với gần trăm nhân khẩu tại khu vực cầu Tuần lâu nay chuyên kinh doanh, buôn bán thịt động vật hoang dã. Vấn đề là làm sao chuyển đổi được hình thức kinh doanh, để đảm bảo cuộc sống cho chính người dân nơi đây, nếu không muốn họ tiếp tục quay lại nghề cũ.
Trên khắp tuyến đường từ thành phố Huế lên lăng Khải Định la liệt các quán nhậu thịt thú rừng. Còn tại khu vực chợ Bến Ngự, chợ Nam Giao, hoặc đường lên ngã ba cầu Tuần, người dân dễ dàng mua được thịt thú rừng bất kể lúc nào.
Những chủ quán ngồi nhởn nhơ bên một chiếc cân và bộ dao, thớt cùng với lời chào mời bán thịt thú rừng... Thịt không được bày công khai mà giấu đâu đó, có người hỏi, chủ quán mới mang ra. Bằng cách đó, các điểm buôn bán thịt rừng này đã qua mặt lực lượng chức năng để tồn tại hàng chục năm nay.
Một chủ kinh doanh thịt thú rừng tại ngã ba cầu Tuần khi đã "quá chén" tiết lộ rằng thịt thú rừng thật cũng có, mà "treo đầu dê, bán thịt chó" cũng có. Những người thợ săn khi vào rừng, cả tuần, có khi mười ngày, nửa tháng mới về, con mồi săn bắn được đem xẻ thịt, ướp hóa chất và chôn dưới đất, khi về mới đào lên nên thịt không hư, nhưng không còn mùi vị gì, ăn loại thịt này vào là "tiền mất, tật mang" đấy!
Ngoài thu mua, buôn bán thịt động vật hoang dã, các hộ dân ở đây còn mua một số thịt heo nái, trâu về sau đó dùng phẩm màu để nhuộm làm giả thịt thú rừng đem bán, nguy cơ về ngộ độc thực phẩm rất cao nếu mua và ăn phải loại thịt này./.
Quốc Việt (TTXVN/Vietnam+)