Các công ty sản xuất hàng tiêu dùng toàn cầu như Nestle và Procter & Gamble đang đầu tư hàng triệu USD vào Indonesia, một thị trường có những lợi thế như sự kết hợp giữa tầng lớp giàu có và thanh niên đang ngày càng đông đảo ở một quốc gia có tới 22 triệu trẻ em từ 4 tuổi trở xuống.
Về mặt lý thuyết, Indonesia dường như là một ván bài chắc thắng. Tầng lớp trung lưu ở quốc gia có dân số đông thứ 4 thế giới này dự kiến sẽ tăng lên 150 triệu người vào năm 2014.
Kinh tế của Indonesia tăng trưởng cao hơn mức dự kiến 6,4% trong quý 2/2012, nhờ ảnh hưởng tích cực từ hoạt động tiêu dùng trong nước và đầu tư, cho dù kinh tế thế giới suy giảm.
Sản phẩm tiêu dùng với tốc độ tăng trưởng doanh số bán nhanh nhất là tã lót dùng 1 lần. Ngoài ra, nhu cầu về sữa, dường như là một "canh bạc có cửa thắng lớn khác" trong bối cảnh Indonesia là quốc gia có tỷ lệ sinh nhiều thứ 2 châu Á.
Doanh số bán sữa bột và sữa tươi ở quốc đảo này đã tăng 9% trong năm năm qua, mức tăng nhanh thứ hai ở châu Á (sau Trung Quốc), đưa quốc đảo này trở thành thị trường tiêu thụ tới 3,7 tỷ USD sản phẩm sữa các loại.
Đường sữa không phải là mặt hàng thông dụng ở Indonesia, với mức tiêu thụ tính trên đầu người mới chỉ 2,7 kg/năm tức thấp hơn rất nhiểu so với mức bình quân 17 kg/năm của khu vực.
Các bà mẹ ở một số địa phương của Indonesia thường cho trẻ sơ sinh ăn chuối hoặc thịt bò hầm thay vì sữa tươi, vốn có chi phí vận chuyển khá đắt ở một quần đảo nhiệt đới với hệ thống đường sá và cảng biển vẫn cần được nâng cấp và phát triển.
Tuy vậy, các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng tin rằng tất cả những gì mà Indonesia cần là thời gian và một chút hoạt động tiếp thị cho các bậc phụ huynh thuộc tầng lớp trung lưu của nước này đang mong muốn học theo phong cách tiêu dùng của phương Tây.
Năm 2011, Nestle đã đầu tư 200 triệu USD để có thể bắt đầu sản xuất sữa bột và thức uống Milo vào năm 2014, trong khi hãng sữa Fonterra của New Zealand sẽ đầu tư vào một nhà máy đóng gói mới.
Giám đốc chi nhánh Fonterra tại Indonesia, Maspiyono Handoyo, cho biết với nhu cầu được dự đoán sẽ tăng khoảng 50% trong vòng tám năm tới, Indonesia sẽ là thị trường chủ chốt đối với hãng.
Công ty thực phẩm Indofood Sukses Makmur của Indonesia - nhà sản xuất mì sợi lớn nhất thế giới - sẽ xây dựng nhà máy sản xuất sữa trị giá 130 triệu USD trên đảo Java có mật độ dân số đông. Công ty hiện chiếm 14% thị phần tại thị trường sữa Indonesia và muốn hợp tác với một đối tác toàn cầu để giành thị phần lớn hơn từ tay Nestle.
Cho dù đạt tốc độ tăng trưởng hàng năm 35% kể từ năm 2006, song tới năm 2011 thị trường tã giấy Indonesia mới chỉ đạt 400 triệu USD. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ đang đi làm tỏ ra ưa chuộng tã giấy hơn tã vải truyền thống và họ có đủ khả năng mua tã giấy - sản phẩm trước kia bị coi là tốn kém.
Nắm bắt cơ hội này P&G sẽ đầu tư 100 triệu USD để xây dựng nhà máy chuyên sản xuất các sản phẩm chăm sóc trẻ em và dự tính bắt đầu sản xuất tã giấy Pampers tại Indonesia từ năm 2014. P&G đã ba năm liên tiếp đạt tốc độ tăng trưởng hai chữ số ở đất nước này./.
Về mặt lý thuyết, Indonesia dường như là một ván bài chắc thắng. Tầng lớp trung lưu ở quốc gia có dân số đông thứ 4 thế giới này dự kiến sẽ tăng lên 150 triệu người vào năm 2014.
Kinh tế của Indonesia tăng trưởng cao hơn mức dự kiến 6,4% trong quý 2/2012, nhờ ảnh hưởng tích cực từ hoạt động tiêu dùng trong nước và đầu tư, cho dù kinh tế thế giới suy giảm.
Sản phẩm tiêu dùng với tốc độ tăng trưởng doanh số bán nhanh nhất là tã lót dùng 1 lần. Ngoài ra, nhu cầu về sữa, dường như là một "canh bạc có cửa thắng lớn khác" trong bối cảnh Indonesia là quốc gia có tỷ lệ sinh nhiều thứ 2 châu Á.
Doanh số bán sữa bột và sữa tươi ở quốc đảo này đã tăng 9% trong năm năm qua, mức tăng nhanh thứ hai ở châu Á (sau Trung Quốc), đưa quốc đảo này trở thành thị trường tiêu thụ tới 3,7 tỷ USD sản phẩm sữa các loại.
Đường sữa không phải là mặt hàng thông dụng ở Indonesia, với mức tiêu thụ tính trên đầu người mới chỉ 2,7 kg/năm tức thấp hơn rất nhiểu so với mức bình quân 17 kg/năm của khu vực.
Các bà mẹ ở một số địa phương của Indonesia thường cho trẻ sơ sinh ăn chuối hoặc thịt bò hầm thay vì sữa tươi, vốn có chi phí vận chuyển khá đắt ở một quần đảo nhiệt đới với hệ thống đường sá và cảng biển vẫn cần được nâng cấp và phát triển.
Tuy vậy, các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng tin rằng tất cả những gì mà Indonesia cần là thời gian và một chút hoạt động tiếp thị cho các bậc phụ huynh thuộc tầng lớp trung lưu của nước này đang mong muốn học theo phong cách tiêu dùng của phương Tây.
Năm 2011, Nestle đã đầu tư 200 triệu USD để có thể bắt đầu sản xuất sữa bột và thức uống Milo vào năm 2014, trong khi hãng sữa Fonterra của New Zealand sẽ đầu tư vào một nhà máy đóng gói mới.
Giám đốc chi nhánh Fonterra tại Indonesia, Maspiyono Handoyo, cho biết với nhu cầu được dự đoán sẽ tăng khoảng 50% trong vòng tám năm tới, Indonesia sẽ là thị trường chủ chốt đối với hãng.
Công ty thực phẩm Indofood Sukses Makmur của Indonesia - nhà sản xuất mì sợi lớn nhất thế giới - sẽ xây dựng nhà máy sản xuất sữa trị giá 130 triệu USD trên đảo Java có mật độ dân số đông. Công ty hiện chiếm 14% thị phần tại thị trường sữa Indonesia và muốn hợp tác với một đối tác toàn cầu để giành thị phần lớn hơn từ tay Nestle.
Cho dù đạt tốc độ tăng trưởng hàng năm 35% kể từ năm 2006, song tới năm 2011 thị trường tã giấy Indonesia mới chỉ đạt 400 triệu USD. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ đang đi làm tỏ ra ưa chuộng tã giấy hơn tã vải truyền thống và họ có đủ khả năng mua tã giấy - sản phẩm trước kia bị coi là tốn kém.
Nắm bắt cơ hội này P&G sẽ đầu tư 100 triệu USD để xây dựng nhà máy chuyên sản xuất các sản phẩm chăm sóc trẻ em và dự tính bắt đầu sản xuất tã giấy Pampers tại Indonesia từ năm 2014. P&G đã ba năm liên tiếp đạt tốc độ tăng trưởng hai chữ số ở đất nước này./.
Anh Quân (TTXVN)