Các nguồn tin thân cận với Japan Airlines (JAL) cho biết, hãng hàng không lớn nhất của Nhật Bản này có kế hoạch cắt giảm khoảng 20 tuyến bay quốc tế và 30 tuyến bay nội địa từ sau tháng 10/2010 tới, nhiều hơn so với mức 30 tuyến bay dự kiến ban đầu.
Trong bối cảnh nhu cầu hành khách giảm, các ngân hàng cung cấp tín dụng lớn tiếp tục gia tăng sức ép yêu cầu JAL nâng cao hiệu quả hoạt động và giảm chi phí để tránh khỏi nguy cơ bị sụp đổ, do hãng đang ngập trong nợ nần vì thua lỗ.
Bản thân JAL cũng thừa nhận hãng cần cắt giảm thêm các tuyến bay, nhằm hoàn thành kế hoạch tái cơ cấu (đã được chính phủ hỗ trợ) sau khi hãng đệ đơn xin bảo hộ phá sản hồi đầu năm nay.
Trong số các tuyến bay quốc tế dự kiến bị cắt giảm có các tuyến nối sân bay quốc tế Narita của Tokyo với các thành phố San Francisco (Mỹ), Sao Paulo (Brazil), Milan (Italy), Denpasar (Indonesia), Kona (Hawai), cũng như các tuyến nối sân bay Chubu của Nagoya với Bangkok (Thái Lan), Thiên Tân và Quảng Châu (cùng của Trung Quốc), sân bay Kansai của Osaka với Bangkok, Denpasar, Quảng Châu và Đặc khu hành chính Hongkong.
JAL sẽ thảo luận kế hoạch cắt giảm mới nhất này với các ngân hàng cung cấp tín dụng chủ chốt của hãng và sẽ có kế hoạch tổng thể cuối cùng vào cuối tháng Sáu tới, theo đó có thể giảm bớt được 20.000 nhân viên.
Được biết, trong khi Chủ tịch của JAL Kazuo Inamori nói rằng ông không thể hình dung việc JAL có thể không có dịch vụ quốc tế, thì một số quan chức chính phủ và các nhà cung cấp tín dụng lại cho rằng hãng này có thể loại bỏ toàn bộ các hoạt động quốc tế của mình, hoặc chỉ tập trung vào khai thác các tuyến bay sinh lợi tới các thành phố châu Á.
Những quan điểm khác nhau này có thể sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch phục hồi của hãng.
Theo tính toán của JAL, hiện hãng vẫn còn lỗ khoảng vài trăm triệu yen mỗi ngày, chủ yếu do nguồn thu èo uột từ các dịch vụ bay quốc tế.
Số liệu thống kê cho thấy trong tháng 1/2010, JAL đã bị suy giảm 10,7% lượng hành khách so với cùng kỳ năm 2009 và là tháng giảm thứ tư liên tiếp.
Trên tuyến bay nội địa, tháng Một cũng là tháng thứ 15 liên tiếp hãng này bị sụt giảm hành khách.
Điều này tương phản với hãng đối thủ của JAL là All Nippon Airways (ANA), vốn tập trung vào khai thác các đường bay tới Trung Quốc, khi lượng hành khách của hãng này trong tháng Một tăng 13,7% so với cùng kỳ và là tháng tăng thứ sáu liên tiếp./.
Trong bối cảnh nhu cầu hành khách giảm, các ngân hàng cung cấp tín dụng lớn tiếp tục gia tăng sức ép yêu cầu JAL nâng cao hiệu quả hoạt động và giảm chi phí để tránh khỏi nguy cơ bị sụp đổ, do hãng đang ngập trong nợ nần vì thua lỗ.
Bản thân JAL cũng thừa nhận hãng cần cắt giảm thêm các tuyến bay, nhằm hoàn thành kế hoạch tái cơ cấu (đã được chính phủ hỗ trợ) sau khi hãng đệ đơn xin bảo hộ phá sản hồi đầu năm nay.
Trong số các tuyến bay quốc tế dự kiến bị cắt giảm có các tuyến nối sân bay quốc tế Narita của Tokyo với các thành phố San Francisco (Mỹ), Sao Paulo (Brazil), Milan (Italy), Denpasar (Indonesia), Kona (Hawai), cũng như các tuyến nối sân bay Chubu của Nagoya với Bangkok (Thái Lan), Thiên Tân và Quảng Châu (cùng của Trung Quốc), sân bay Kansai của Osaka với Bangkok, Denpasar, Quảng Châu và Đặc khu hành chính Hongkong.
JAL sẽ thảo luận kế hoạch cắt giảm mới nhất này với các ngân hàng cung cấp tín dụng chủ chốt của hãng và sẽ có kế hoạch tổng thể cuối cùng vào cuối tháng Sáu tới, theo đó có thể giảm bớt được 20.000 nhân viên.
Được biết, trong khi Chủ tịch của JAL Kazuo Inamori nói rằng ông không thể hình dung việc JAL có thể không có dịch vụ quốc tế, thì một số quan chức chính phủ và các nhà cung cấp tín dụng lại cho rằng hãng này có thể loại bỏ toàn bộ các hoạt động quốc tế của mình, hoặc chỉ tập trung vào khai thác các tuyến bay sinh lợi tới các thành phố châu Á.
Những quan điểm khác nhau này có thể sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch phục hồi của hãng.
Theo tính toán của JAL, hiện hãng vẫn còn lỗ khoảng vài trăm triệu yen mỗi ngày, chủ yếu do nguồn thu èo uột từ các dịch vụ bay quốc tế.
Số liệu thống kê cho thấy trong tháng 1/2010, JAL đã bị suy giảm 10,7% lượng hành khách so với cùng kỳ năm 2009 và là tháng giảm thứ tư liên tiếp.
Trên tuyến bay nội địa, tháng Một cũng là tháng thứ 15 liên tiếp hãng này bị sụt giảm hành khách.
Điều này tương phản với hãng đối thủ của JAL là All Nippon Airways (ANA), vốn tập trung vào khai thác các đường bay tới Trung Quốc, khi lượng hành khách của hãng này trong tháng Một tăng 13,7% so với cùng kỳ và là tháng tăng thứ sáu liên tiếp./.
Thùy Chi (Vietnam+)