Nhờ sử dụng công nghệ laser để tính toán khối lượng cơ thể, các chuyên gia tại Đại học Manchester, Anh vừa phát hiện ra rằng những con khủng long khổng lồ, với bước chân làm rung chuyển mặt đất, thực ra lại nhẹ hơn nhiều so với các giả thiết trước đây,
Tạo ra một công thức để tính toán chính xác các chiều của động vật, các chuyên gia nhận thấy một con Brachiosaurus, ước tính có trọng lượng lên tới 80 tấn, thực tế chỉ nặng 23 tấn.
Tác giả chính của nghiên cứu, tiến sĩ Bill Sellers, khẳng định: “Phương pháp của chúng tôi cung cấp một biện pháp chính xác hơn nhiều và cho thấy khủng long không to như người ta tưởng mặc dù chúng vẫn thuộc dạng khổng lồ.”
Nghiên cứu đăng trên tạp chí Biology Letters này sử dụng laser để xác định lượng da tối thiểu cần thiết để bao bọc xung quanh những phần chính của bộ xương của những loài thú còn sống, trong đó có tuần lộc, gấu bắc cực, hươu cao cổ và voi.
Từ đó, họ nhận thấy các con vật đều có khối lượng cơ thể nặng hơn gần chính xác 21% so với khối lượng bọc “da và xương” tối thiểu.
Khi áp dụng đối với một bộ xương Brachiosaur trong Viện bảo tàng Museum für Naturkunde tại Berlin, kết quả cho thấy trọng lượng con Brachiosaur là tương đương 23 tấn khi còn sống.
Theo tiến sỹ Sellers, kỹ thuật này có thể được áp dụng đối với những bộ xương của các loài động vật đã tuyệt chủng khác./.
Tạo ra một công thức để tính toán chính xác các chiều của động vật, các chuyên gia nhận thấy một con Brachiosaurus, ước tính có trọng lượng lên tới 80 tấn, thực tế chỉ nặng 23 tấn.
Tác giả chính của nghiên cứu, tiến sĩ Bill Sellers, khẳng định: “Phương pháp của chúng tôi cung cấp một biện pháp chính xác hơn nhiều và cho thấy khủng long không to như người ta tưởng mặc dù chúng vẫn thuộc dạng khổng lồ.”
Nghiên cứu đăng trên tạp chí Biology Letters này sử dụng laser để xác định lượng da tối thiểu cần thiết để bao bọc xung quanh những phần chính của bộ xương của những loài thú còn sống, trong đó có tuần lộc, gấu bắc cực, hươu cao cổ và voi.
Từ đó, họ nhận thấy các con vật đều có khối lượng cơ thể nặng hơn gần chính xác 21% so với khối lượng bọc “da và xương” tối thiểu.
Khi áp dụng đối với một bộ xương Brachiosaur trong Viện bảo tàng Museum für Naturkunde tại Berlin, kết quả cho thấy trọng lượng con Brachiosaur là tương đương 23 tấn khi còn sống.
Theo tiến sỹ Sellers, kỹ thuật này có thể được áp dụng đối với những bộ xương của các loài động vật đã tuyệt chủng khác./.
Huy Lê (Vietnam+)