Chính phủ Bồ Đào Nha cho biết, các biện pháp thắt lưng buộc bụng đề xuất trong bản dự thảo ngân sách năm 2012, đã được trình lên Quốc hội ngày 17/10, sẽ khiến kinh tế nước này suy giảm mạnh hơn vào năm 2012 so với mức giảm trong dự báo trước đó.
Dự kiến, thâm hụt ngân sách của Bồ Đào Nha năm 2012 sẽ ở mức 4,5% GDP so với mức tương ứng 5,9% GDP của năm nay, tương đương với mục tiêu cam kết của Bồ Đào Nha để nhận được gói cứu trợ 78 tỷ euro của Liên minh châu Âu (EU) và IMF hồi tháng Năm vừa qua.
Phát biểu tại một cuộc họp báo ở thủ đô Lisbon, Bộ trưởng Tài chính Bồ Đào Nha Vitor Gasper đánh giá sự suy yếu của kinh tế toàn cầu có thể kéo tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này sụt giảm 1,9% trong năm nay và tiếp tục giảm 2,8% năm 2012.
Ông Gasper nói: "Chúng ta đã tiến tới thời khắc của sự thật. Chúng ta phải thực hiện các biện pháp đảm bảo thống nhất tài chính. Tình hình tại châu Âu và Khu vực các nước sử dụng đồng euro hiện nay ẩn chứa những rủi ro lớn đối với kinh tế toàn cầu và Bồ Đào Nha đang ở trung tâm của khủng hoảng."
Trước đó, chính phủ Bồ Đào Nha từng dự báo kinh tế nước này chỉ sụt giảm 1,8% trong năm nay và giảm 2,3% năm 2012.
Trên thực tế, bản dự thảo ngân sách năm 2012 của chính phủ Bồ Đào Nha bao gồm hàng loạt các biện pháp "khắc khổ," trong đó có đề xuất cắt giảm lương thưởng cuối năm của người lao động trong khu vực nhà nước có thu nhập trên 1.000 USD/tháng.
Đối với khu vực tư nhân, người lao động sẽ phải làm việc thêm nửa giờ/ngày, thuế giá trị gia tăng (VAT) dự kiến sẽ tăng, trong khi ngân sách cho chăm sóc sức khỏe và giáo dục sẽ bị cắt giảm.
Ngay sau thông tin về bản dự thảo ngân sách nói trên, các công đoàn chủ chốt tại Bồ Đào Nha đã kêu gọi tiến hành một cuộc tổng đình công nhằm phản đối việc cắt giảm chi tiêu mạnh tay.
Người đứng đầu công đoàn UGT lớn nhất Bồ Đào Nha, Joao Procenca cho rằng, các biện pháp khắc khổ của bản dự thảo ngân sách sẽ không giúp nước này thoát khỏi cuộc khủng hoảng, mà chỉ làm xấu hơn tình trạng đói nghèo, thất nghiệp và bất bình đẳng.
Theo kế hoạch, Quốc hội Bồ Đào Nha sẽ bỏ phiếu về bản dự thảo ngân sách năm 2012 vào ngày 29/11 tới./.
Dự kiến, thâm hụt ngân sách của Bồ Đào Nha năm 2012 sẽ ở mức 4,5% GDP so với mức tương ứng 5,9% GDP của năm nay, tương đương với mục tiêu cam kết của Bồ Đào Nha để nhận được gói cứu trợ 78 tỷ euro của Liên minh châu Âu (EU) và IMF hồi tháng Năm vừa qua.
Phát biểu tại một cuộc họp báo ở thủ đô Lisbon, Bộ trưởng Tài chính Bồ Đào Nha Vitor Gasper đánh giá sự suy yếu của kinh tế toàn cầu có thể kéo tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này sụt giảm 1,9% trong năm nay và tiếp tục giảm 2,8% năm 2012.
Ông Gasper nói: "Chúng ta đã tiến tới thời khắc của sự thật. Chúng ta phải thực hiện các biện pháp đảm bảo thống nhất tài chính. Tình hình tại châu Âu và Khu vực các nước sử dụng đồng euro hiện nay ẩn chứa những rủi ro lớn đối với kinh tế toàn cầu và Bồ Đào Nha đang ở trung tâm của khủng hoảng."
Trước đó, chính phủ Bồ Đào Nha từng dự báo kinh tế nước này chỉ sụt giảm 1,8% trong năm nay và giảm 2,3% năm 2012.
Trên thực tế, bản dự thảo ngân sách năm 2012 của chính phủ Bồ Đào Nha bao gồm hàng loạt các biện pháp "khắc khổ," trong đó có đề xuất cắt giảm lương thưởng cuối năm của người lao động trong khu vực nhà nước có thu nhập trên 1.000 USD/tháng.
Đối với khu vực tư nhân, người lao động sẽ phải làm việc thêm nửa giờ/ngày, thuế giá trị gia tăng (VAT) dự kiến sẽ tăng, trong khi ngân sách cho chăm sóc sức khỏe và giáo dục sẽ bị cắt giảm.
Ngay sau thông tin về bản dự thảo ngân sách nói trên, các công đoàn chủ chốt tại Bồ Đào Nha đã kêu gọi tiến hành một cuộc tổng đình công nhằm phản đối việc cắt giảm chi tiêu mạnh tay.
Người đứng đầu công đoàn UGT lớn nhất Bồ Đào Nha, Joao Procenca cho rằng, các biện pháp khắc khổ của bản dự thảo ngân sách sẽ không giúp nước này thoát khỏi cuộc khủng hoảng, mà chỉ làm xấu hơn tình trạng đói nghèo, thất nghiệp và bất bình đẳng.
Theo kế hoạch, Quốc hội Bồ Đào Nha sẽ bỏ phiếu về bản dự thảo ngân sách năm 2012 vào ngày 29/11 tới./.
Việt Khoa (TTXVN/Vietnam+)