Các báo cáo khác nhau công bố ngày 24/1 cho thấy nền kinh tế lớn nhất thế giới đang xuất hiện thêm các dấu hiệu khả quan hơn, chứng tỏ đà phục hồi đang tiếp tục được củng cố bất chấp những tranh cãi vẫn chưa ngã ngũ về nội bộ xung quanh các chính sách cắt giảm ngân sách, tăng trần nợ và thuế khóa.
Phóng viên TTXVN tại Mỹ dẫn báo cáo của Bộ Lao động Mỹ cho biết trong tuần trước, số lượng công nhân ở Mỹ nộp đơn xin hưởng chế độ thất nghiệp đã giảm xuống mức thấp nhất trong 5 năm qua.
Với khoảng 330.000 người, tuần trước là tuần lễ có số lượng người Mỹ thất nghiệp thấp nhất kể từ tháng 1/2008. Mức thất nghiệp này giảm khoảng 5.000 người so với tuần trước đó. Như vậy, trong 4 tuần qua, số lượng công nhân Mỹ bị thất nghiệp ở mức trung bình 351.000 người/tuần so với mức trung bình từ 360.000 đến 390.000 của năm 2012. Đây cũng là mức thất nghiệp trung bình thấp nhất trong gần 5 năm qua.
Lĩnh vực bất động sản cũng tiếp tục đà phục hồi ấn tượng với số lượng các căn nhà mới được động thổ xây dựng trong tháng 12 tăng tới 12%. Sự phục hồi của lĩnh vực địa ốc được xem là một điểm sáng của nền kinh tế Mỹ trong năm 2012. Đà phục hồi mạnh mẽ trong lĩnh vực xây dựng nhà ở đã góp phần tạo thêm nhiều việc làm mới. Chỉ tính riêng trong tháng 12/2012 đã có khoảng 30.000 việc làm mới được tạo ra trong lĩnh vực này và đây là mức cao nhất trong 15 tháng qua.
Trong khi đó, báo cáo cùng ngày của công ty Markit cho biết chỉ số PMI của khu vực sản xuất ở Mỹ trong tháng 1/2013 đã tăng lên 56,1 điểm, mức cao nhất kể từ tháng 3/2011. Chỉ số PMI trên 50 điểm chứng tỏ hoạt động của các nhà máy xí nghiệp bắt đầu được mở rộng. Biểu hiện cụ thể về sự mở rộng này là số lượng đơn đặt hàng từ các nhà máy của Mỹ trong tháng đã đạt 57,7 điểm, mức cao nhất kể từ tháng 5/2012.
Những dấu hiệu tích cực xuất hiện từ nền kinh tế đã giúp cho các nhà đầu tư bớt lo ngại về tình trạng bế tắc tài chính tại chính trường Washington, đổ thêm tiền đầu tư, đồng thời khiến giá của các chỉ số chứng khoán chủ lực tại thị trường Mỹ trong ngày 24/1 đồng loạt tăng từ 0,3% đến 0,45%. Riêng chỉ số Standard & Poor 500 trong ngày 24/1 đã tăng lên mức cao nhất trong vòng 5 năm qua, chốt phiên ở mức 1.496,56 điểm./.
Phóng viên TTXVN tại Mỹ dẫn báo cáo của Bộ Lao động Mỹ cho biết trong tuần trước, số lượng công nhân ở Mỹ nộp đơn xin hưởng chế độ thất nghiệp đã giảm xuống mức thấp nhất trong 5 năm qua.
Với khoảng 330.000 người, tuần trước là tuần lễ có số lượng người Mỹ thất nghiệp thấp nhất kể từ tháng 1/2008. Mức thất nghiệp này giảm khoảng 5.000 người so với tuần trước đó. Như vậy, trong 4 tuần qua, số lượng công nhân Mỹ bị thất nghiệp ở mức trung bình 351.000 người/tuần so với mức trung bình từ 360.000 đến 390.000 của năm 2012. Đây cũng là mức thất nghiệp trung bình thấp nhất trong gần 5 năm qua.
Lĩnh vực bất động sản cũng tiếp tục đà phục hồi ấn tượng với số lượng các căn nhà mới được động thổ xây dựng trong tháng 12 tăng tới 12%. Sự phục hồi của lĩnh vực địa ốc được xem là một điểm sáng của nền kinh tế Mỹ trong năm 2012. Đà phục hồi mạnh mẽ trong lĩnh vực xây dựng nhà ở đã góp phần tạo thêm nhiều việc làm mới. Chỉ tính riêng trong tháng 12/2012 đã có khoảng 30.000 việc làm mới được tạo ra trong lĩnh vực này và đây là mức cao nhất trong 15 tháng qua.
Trong khi đó, báo cáo cùng ngày của công ty Markit cho biết chỉ số PMI của khu vực sản xuất ở Mỹ trong tháng 1/2013 đã tăng lên 56,1 điểm, mức cao nhất kể từ tháng 3/2011. Chỉ số PMI trên 50 điểm chứng tỏ hoạt động của các nhà máy xí nghiệp bắt đầu được mở rộng. Biểu hiện cụ thể về sự mở rộng này là số lượng đơn đặt hàng từ các nhà máy của Mỹ trong tháng đã đạt 57,7 điểm, mức cao nhất kể từ tháng 5/2012.
Những dấu hiệu tích cực xuất hiện từ nền kinh tế đã giúp cho các nhà đầu tư bớt lo ngại về tình trạng bế tắc tài chính tại chính trường Washington, đổ thêm tiền đầu tư, đồng thời khiến giá của các chỉ số chứng khoán chủ lực tại thị trường Mỹ trong ngày 24/1 đồng loạt tăng từ 0,3% đến 0,45%. Riêng chỉ số Standard & Poor 500 trong ngày 24/1 đã tăng lên mức cao nhất trong vòng 5 năm qua, chốt phiên ở mức 1.496,56 điểm./.
(TTXVN)