Hôm nay, 5/11: Quốc hội thảo luận về kinh tế, phân bổ ngân sách

Kỳ họp 10, Quốc hội khóa XIV: Đề xuất giải pháp phát triển bền vững

Ngày 5/11, Quốc hội tiếp tục ngày thứ ba thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, trong đó đề xuất giải pháp đưa nền kinh tế phát triển bền vững.
Kỳ họp 10, Quốc hội khóa XIV: Đề xuất giải pháp phát triển bền vững ảnh 1Đại biểu Quốc hội tại hội trường. (Ảnh: Văn Điệp/TTXVN)

Ngày 5/11, Quốc hội tiếp tục ngày thứ ba thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước. Phiên thảo luận được Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Truyền hình Quốc hội Việt Nam phát thanh, truyền hình trực tiếp để cử tri và Nhân dân cả nước theo dõi.

Thảo luận nội dung này trong ngày làm việc thứ hai, đa số ý kiến đại biểu đồng tình với nhiều nội dung Báo cáo của Chính phủ, Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội; đề nghị cần tiếp tục nghiên cứu về chỉ tiêu tăng trưởng GDP và một số chỉ tiêu cụ thể cho phù hợp với tình hình dịch bệnh, thiên tai, khí hậu biến đổi khó lường.

[Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói về sai sót của sách Cánh Diều]

Các đại biểu đã cho ý kiến về: Giải pháp đưa nền kinh tế phát triển bền vững; giải ngân vốn đầu tư công tránh dàn trải, lãng phí; giải pháp hỗ trợ nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19; về tập trung nguồn lực, xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù để hỗ trợ người dân bị thiệt hại do thiên tai; cần đầu tư đánh giá để xây dựng bản đồ về những vùng có nguy cơ ảnh hưởng của thiên tai để có phương án, giải pháp phòng, chống; tăng cường hỗ trợ đầu tư cho công tác dự báo về tình hình thiên tai; bố trí kinh phí xây dựng các khu tái định cư phục vụ việc di dời dân từ những vùng có nguy cơ sạt lở, chú trọng đầu tư các công trình phòng, chống thiên tai; thực trạng và hiệu quả các công trình thủy điện, vấn đề an ninh nguồn nước, an toàn hồ đập; tình trạng ô nhiễm nước thải ở khu vực nông thôn; vấn đề quy hoạch, sắp xếp lại mạng lưới các cơ sở giáo dục; về công tác biên soạn, thẩm định sách giáo khoa và tài liệu tham khảo; thực trạng công tác giáo dục hướng nghiệp, giáo dục mầm non; các giải pháp đối với vấn đề lao động việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản; về ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp; chính sách đối với người cao tuổi; xã hội hóa y tế, về công tác y tế tại các vùng sâu, vùng miền núi; về an toàn an ninh mạng; về điều chỉnh các đơn vị hành chính cấp huyện, xã…

Các giải pháp để đưa nền kinh tế phát triển bền vững sẽ tiếp tục được các đại biểu Quốc hội thảo luận, cho ý kiến tại phiên họp quan trọng này./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục