Ngày 30/11, sau khi có cuộc kiểm tra thị sát trên dọc 70km sông từ thành phố Lào Cai đến huyện Bảo Yên, ông Doãn Văn Hưởng - Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Nhân dân tỉnh Lào Cai đã giao nhiệm vụ cho các ngành chức năng phải kiên quyết xóa nạn tàu cuốc khai thác vàng, trả lại môi trường cho sông, suối và an ninh cho cư dân lưu vực sông Hồng từ thành phố Lào Cai đến xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên.
[Lào Cai xử lý "vàng tặc" lộng hành trên sông Hồng]
Theo ông Doãn Văn Hưởng, để ngăn chặn và xử lý triệt để vấn nạn đào đãi vàng trên sông, Ủy ban Nhân dân tỉnh Lào Cai yêu cầu các ngành chức năng của tỉnh và chính quyền các địa phương phối hợp chặt chẽ tổ chức truy quét, xử lý triệt để tàu cuốc khai thác vàng trái phép trên sông Hồng từ nay đến 31/12/2012.
Cụ thể, từ ngày 30/11 đến ngày 10/12, các địa phương phải hoàn thành việc xác minh các chủ tàu, hoàn thiện hồ sơ pháp lý để xử lý. Song song với đó, tuyên truyền, quán triệt đến cán bộ, chính quyền các địa phương, đặc biệt là cấp xã và cho nhân dân về nội dung Chỉ thị số 15 năm 2009 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Lào Cai về tiếp tục tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động thăm dò, khai thác, vận chuyển khoáng sản trên sông suối.
Sau ngày 10/12 sẽ tiến hành xử lý các tàu cuốc khai thác vàng trái phép bằng biện pháp tịch thu, tháo dỡ chuyển khỏi lòng sông, chấm dứt mọi hoạt động khai thác của loại phương tiện này.
Sau khi xử lý dứt điểm nạn tàu cuốc khai thác vàng trái phép trên sông Hồng, cần tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và có hình thức xử lý nghiêm nếu có tàu cuốc xâm nhập vào địa bàn tỉnh.
Tính đến ngày 29/11/2012, trên toàn tuyến sông Hồng chảy qua tỉnh Lào Cai có 30 tàu cuốc hoạt động (thành phố Lào Cai 1, huyện Bảo Thắng 8, Bảo Yên 18 và Văn Bàn 3).
Từ trước đến nay, các địa phương đã ra quân xóa nạn tàu cuốc nhiều lần, nhưng vì nhiều lý do khác nhau nên việc ngăn chặn, xử lý của chính quyền các cấp vẫn chưa hiệu quả, vì vậy, nạn tàu cuốc không những không giảm mà có chiều hướng gia tăng cả số lượng và qui mô.
Sự có mặt của đội quân khoáng tặc đã gây sạt lở nhiều diện tích đất bãi bồi ven sông, biến dạng lòng sông, gây mất an ninh trật tự làm ảnh hưởng đến đời sống nhân dân, ảnh hưởng đến môi trường, đến sự an toàn của các công trình giao thông khiến dư luận nhân dân hết sức bức xúc.
Theo ông Phó Chủ tịch tỉnh, việc để xảy ra tình trạng tàu cuốc khai thác vàng tràn lan trên sông Hồng có một phần trách nhiệm của chính quyền các địa phương và các cơ quan chức năng./.
[Lào Cai xử lý "vàng tặc" lộng hành trên sông Hồng]
Theo ông Doãn Văn Hưởng, để ngăn chặn và xử lý triệt để vấn nạn đào đãi vàng trên sông, Ủy ban Nhân dân tỉnh Lào Cai yêu cầu các ngành chức năng của tỉnh và chính quyền các địa phương phối hợp chặt chẽ tổ chức truy quét, xử lý triệt để tàu cuốc khai thác vàng trái phép trên sông Hồng từ nay đến 31/12/2012.
Cụ thể, từ ngày 30/11 đến ngày 10/12, các địa phương phải hoàn thành việc xác minh các chủ tàu, hoàn thiện hồ sơ pháp lý để xử lý. Song song với đó, tuyên truyền, quán triệt đến cán bộ, chính quyền các địa phương, đặc biệt là cấp xã và cho nhân dân về nội dung Chỉ thị số 15 năm 2009 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Lào Cai về tiếp tục tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động thăm dò, khai thác, vận chuyển khoáng sản trên sông suối.
Sau ngày 10/12 sẽ tiến hành xử lý các tàu cuốc khai thác vàng trái phép bằng biện pháp tịch thu, tháo dỡ chuyển khỏi lòng sông, chấm dứt mọi hoạt động khai thác của loại phương tiện này.
Sau khi xử lý dứt điểm nạn tàu cuốc khai thác vàng trái phép trên sông Hồng, cần tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và có hình thức xử lý nghiêm nếu có tàu cuốc xâm nhập vào địa bàn tỉnh.
Tính đến ngày 29/11/2012, trên toàn tuyến sông Hồng chảy qua tỉnh Lào Cai có 30 tàu cuốc hoạt động (thành phố Lào Cai 1, huyện Bảo Thắng 8, Bảo Yên 18 và Văn Bàn 3).
Từ trước đến nay, các địa phương đã ra quân xóa nạn tàu cuốc nhiều lần, nhưng vì nhiều lý do khác nhau nên việc ngăn chặn, xử lý của chính quyền các cấp vẫn chưa hiệu quả, vì vậy, nạn tàu cuốc không những không giảm mà có chiều hướng gia tăng cả số lượng và qui mô.
Sự có mặt của đội quân khoáng tặc đã gây sạt lở nhiều diện tích đất bãi bồi ven sông, biến dạng lòng sông, gây mất an ninh trật tự làm ảnh hưởng đến đời sống nhân dân, ảnh hưởng đến môi trường, đến sự an toàn của các công trình giao thông khiến dư luận nhân dân hết sức bức xúc.
Theo ông Phó Chủ tịch tỉnh, việc để xảy ra tình trạng tàu cuốc khai thác vàng tràn lan trên sông Hồng có một phần trách nhiệm của chính quyền các địa phương và các cơ quan chức năng./.
Lục Văn Toán (TTXVN)