Ông Chris Havey, CEO của VietnamWorks - nhà cung cấp dịch vụ nhân lực trực tuyến lớn nhất Việt Nam cho biết sự cạnh tranh giữa người tìm việc để có được một công việc tại Việt Nam đang trở nên gay gắt. Nhu cầu nhân lực trực tuyến đang tiếp tục có xu hướng giảm.
Các ngành hành chính, thư ký, nhân sự, xuất nhập khẩu là những ngành có tỷ lệ cạnh tranh cao nhất. Những người muốn tìm được các công việc này, theo ông Chris Havey, cần phải chú ý đến kỹ năng giao tiếp và xử lý tình huống nhiều hơn vì ngoài kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm làm việc, đây là những kỹ năng bắt buộc.
Theo ông Trần Anh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm dự báo nhân lực và Thông tin thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh, những tháng cuối năm, lao động sẽ gặp khó khăn trong tìm kiếm việc làm.
Nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp trong tháng 8/2011 sẽ giảm khoảng 20% so với tháng trước.
Riêng tháng Tám, Thành phố Hồ Chí Minh có nhu cầu tuyển dụng 20.000 lao động, tập trung vào các nhóm ngành nghề như marketing-bán hàng, nhân viên kinh doanh, công nghệ thông tin, tài chính-ngân hàng-kế toán-kiểm toán, tư vấn-bảo hiểm-khách sạn, chế biến thực phẩm, xây dựng-kiến trúc, điện-điện tử-viễn thông, cơ khí, thiết kế-đồ họa-in ấn, dệt may-giày da...
Theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, tính đến cuối tháng 6/2011, cả nước có hơn 850.000 người có việc làm, đạt 53% kế hoạch của cả năm, giảm 4,76% so với cùng kỳ./.
Các ngành hành chính, thư ký, nhân sự, xuất nhập khẩu là những ngành có tỷ lệ cạnh tranh cao nhất. Những người muốn tìm được các công việc này, theo ông Chris Havey, cần phải chú ý đến kỹ năng giao tiếp và xử lý tình huống nhiều hơn vì ngoài kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm làm việc, đây là những kỹ năng bắt buộc.
Theo ông Trần Anh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm dự báo nhân lực và Thông tin thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh, những tháng cuối năm, lao động sẽ gặp khó khăn trong tìm kiếm việc làm.
Nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp trong tháng 8/2011 sẽ giảm khoảng 20% so với tháng trước.
Riêng tháng Tám, Thành phố Hồ Chí Minh có nhu cầu tuyển dụng 20.000 lao động, tập trung vào các nhóm ngành nghề như marketing-bán hàng, nhân viên kinh doanh, công nghệ thông tin, tài chính-ngân hàng-kế toán-kiểm toán, tư vấn-bảo hiểm-khách sạn, chế biến thực phẩm, xây dựng-kiến trúc, điện-điện tử-viễn thông, cơ khí, thiết kế-đồ họa-in ấn, dệt may-giày da...
Theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, tính đến cuối tháng 6/2011, cả nước có hơn 850.000 người có việc làm, đạt 53% kế hoạch của cả năm, giảm 4,76% so với cùng kỳ./.
Trần Xuân Tình (TTXVN/Vietnam+)