Ngày 29/6, Phó giám đốc Ủy ban Kinh tế và xã hội Liên hợp quốc khu vực châu Á-Thái Bình Dương (ESCAP), Nagesh Kumar, cho rằng các nước khu vực châu Á-Thái Bình Dương phải hợp tác cùng nhau vượt qua các thảm họa thiên nhiên đang đe dọa sự phục hồi kinh tế của khu vực.
Phát biểu tại phiên khai mạc của hội nghị về vấn đề giảm thiểu thiên tai tại Bangkok, Thái Lan, ông Kumar nói: "Việc các sự kiện thời tiết khắc nghiệt và thiên tai bất ngờ gia tăng đã làm thụt lùi sự phục hồi kinh tế và các kết quả phát triển của châu Á-Thái Bình Dương và đòi hỏi một sự đối phó chung của khu vực."
Ông nói thêm rằng: "Phiên họp này diễn ra vào thời điểm khu vực vẫn chưa phục hồi hoàn toàn từ các 'cú sốc từ bên ngoài' do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và thiên tai đã góp phần làm trầm trọng thêm tình hình hình và xói mòn các nỗ lực của khu vực nhằm đạt được Các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDG)."
Ông Kumar nhận định thiên tai liên tiếp xảy ra ở nhiều nước trong năm qua đã ảnh hưởng đến tình hình an ninh lương thực và làm cho giá lương thực tiếp tục tăng cao.
Tại hội nghị, đại diện của 31 quốc gia và 22 tổ chức quốc tế đã cùng nhau nghiên cứu, thảo luận báo cáo của Liên hợp quốc về các thảm họa thiên nhiên của khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Theo báo cáo này, từ năm 1980 đến năm 2009, khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã phải gánh chịu 85% số ca tử vong và 38% thiệt hại về kinh tế do các thảm họa tự nhiên gây ra.
Gần 90% số người bị ảnh hưởng bởi thiên tai trong năm 2010 sinh sống tại châu Á. Báo cáo cũng cho biết một đặc điểm chung của khu vực châu Á-Thái Bình Dương là dân số sống tập trung cao ở những khu vực hay có động đất.
Các đại biểu tham dự hội nghị cũng chia sẻ với nhau những hiểu biết về xu hướng của thiên tai và những tác động tới kinh tế, xã hội, phát triển và môi trường./.
Phát biểu tại phiên khai mạc của hội nghị về vấn đề giảm thiểu thiên tai tại Bangkok, Thái Lan, ông Kumar nói: "Việc các sự kiện thời tiết khắc nghiệt và thiên tai bất ngờ gia tăng đã làm thụt lùi sự phục hồi kinh tế và các kết quả phát triển của châu Á-Thái Bình Dương và đòi hỏi một sự đối phó chung của khu vực."
Ông nói thêm rằng: "Phiên họp này diễn ra vào thời điểm khu vực vẫn chưa phục hồi hoàn toàn từ các 'cú sốc từ bên ngoài' do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và thiên tai đã góp phần làm trầm trọng thêm tình hình hình và xói mòn các nỗ lực của khu vực nhằm đạt được Các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDG)."
Ông Kumar nhận định thiên tai liên tiếp xảy ra ở nhiều nước trong năm qua đã ảnh hưởng đến tình hình an ninh lương thực và làm cho giá lương thực tiếp tục tăng cao.
Tại hội nghị, đại diện của 31 quốc gia và 22 tổ chức quốc tế đã cùng nhau nghiên cứu, thảo luận báo cáo của Liên hợp quốc về các thảm họa thiên nhiên của khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Theo báo cáo này, từ năm 1980 đến năm 2009, khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã phải gánh chịu 85% số ca tử vong và 38% thiệt hại về kinh tế do các thảm họa tự nhiên gây ra.
Gần 90% số người bị ảnh hưởng bởi thiên tai trong năm 2010 sinh sống tại châu Á. Báo cáo cũng cho biết một đặc điểm chung của khu vực châu Á-Thái Bình Dương là dân số sống tập trung cao ở những khu vực hay có động đất.
Các đại biểu tham dự hội nghị cũng chia sẻ với nhau những hiểu biết về xu hướng của thiên tai và những tác động tới kinh tế, xã hội, phát triển và môi trường./.
(TTXVN/Vietnam+)