Theo phóng viên TTXVN tại Cairo và tin nước ngoài, Ngoại trưởng Ai Cập Ahmed Aboul Gheit ngày 22/2 cho biết các đường băng tại sân bay Benghazi của Libya đã bị phá hỏng trong các cuộc đụng độ giữa người biểu tình và lực lượng an ninh nước này, khiến các chuyến bay dân sự không thể cất cánh hay hạ cánh tại đây.
Một nguồn tin an ninh cùng ngày cho biết Ai Cập đã tăng cường hiện diện quân sự tại biên giới với Libya nhằm đối phó với dòng người tị nạn và giúp công dân của nước này sơ tán khỏi Libya.
Nguồn tin này còn cho biết quân đội Ai Cập đã cử thêm các đơn vị tới để đảm bảo an ninh dọc biên giới phía Bắc của nước này, khu vực giáp với Libya nhằm tạo điều kiện cho công dân nước này trở về an toàn.
Trong khi đó, nhiều nước như Italy, Pháp, Nga, Bồ Đào Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, Ukraine... đã lên kế hoạch sơ tán công dân khỏi Libya. Bộ Ngoại giao Italy ngày 21/2 cho biết nước này đã sẵn sàng thực hiện một kế hoạch sơ tán khẩn cấp cho 1.500 người Italy đang có mặt ở Libya nếu tình hình ở quốc gia châu Phi này trở nên xấu hơn. Pháp cũng cho biết sẽ cử 3 máy bay quân sự tới Libya để sơ tán công dân về nước.
Trong khi đó, Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc Navi Pillay ngày 22/2 đã kêu gọi tiến hành một cuộc điều tra quốc tế về hành vi trấn áp của các lực lượng an ninh Libya đối với người biểu tình.
Cùng ngày, Tổng Thư ký Tổ chức Hội nghị Hồi giáo (OIC) Ekmeleddin Ihsanoglu đã lên án sự đàn áp các cuộc biểu tình ở Libya và kêu gọi chế độ của Tổng thống Moamer Kadhafi chấm dứt "nhằm vào những người dân Libya vô tội." Ông Ihsanoglu cho rằng giới chức Libya cần đáp ứng các yêu cầu của người biểu tình thông qua "các biện pháp hòa bình và đối thoại nghiêm túc."
Trong một diễn biến liên quan, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon cho biết Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cũng sẽ nhóm họp trong ngày 22/2 để thảo luận về tình trạng bất ổn ngày một gia tăng tại Libya. Cuộc họp dự kiến sẽ diễn ra lúc 14 giờ GMT.
Liên đoàn Arập cũng cho biết sẽ nhóm họp khẩn cấp trong ngày 22/2 tại Cairo vào lúc 15 giờ GMT./.
Một nguồn tin an ninh cùng ngày cho biết Ai Cập đã tăng cường hiện diện quân sự tại biên giới với Libya nhằm đối phó với dòng người tị nạn và giúp công dân của nước này sơ tán khỏi Libya.
Nguồn tin này còn cho biết quân đội Ai Cập đã cử thêm các đơn vị tới để đảm bảo an ninh dọc biên giới phía Bắc của nước này, khu vực giáp với Libya nhằm tạo điều kiện cho công dân nước này trở về an toàn.
Trong khi đó, nhiều nước như Italy, Pháp, Nga, Bồ Đào Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, Ukraine... đã lên kế hoạch sơ tán công dân khỏi Libya. Bộ Ngoại giao Italy ngày 21/2 cho biết nước này đã sẵn sàng thực hiện một kế hoạch sơ tán khẩn cấp cho 1.500 người Italy đang có mặt ở Libya nếu tình hình ở quốc gia châu Phi này trở nên xấu hơn. Pháp cũng cho biết sẽ cử 3 máy bay quân sự tới Libya để sơ tán công dân về nước.
Trong khi đó, Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc Navi Pillay ngày 22/2 đã kêu gọi tiến hành một cuộc điều tra quốc tế về hành vi trấn áp của các lực lượng an ninh Libya đối với người biểu tình.
Cùng ngày, Tổng Thư ký Tổ chức Hội nghị Hồi giáo (OIC) Ekmeleddin Ihsanoglu đã lên án sự đàn áp các cuộc biểu tình ở Libya và kêu gọi chế độ của Tổng thống Moamer Kadhafi chấm dứt "nhằm vào những người dân Libya vô tội." Ông Ihsanoglu cho rằng giới chức Libya cần đáp ứng các yêu cầu của người biểu tình thông qua "các biện pháp hòa bình và đối thoại nghiêm túc."
Trong một diễn biến liên quan, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon cho biết Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cũng sẽ nhóm họp trong ngày 22/2 để thảo luận về tình trạng bất ổn ngày một gia tăng tại Libya. Cuộc họp dự kiến sẽ diễn ra lúc 14 giờ GMT.
Liên đoàn Arập cũng cho biết sẽ nhóm họp khẩn cấp trong ngày 22/2 tại Cairo vào lúc 15 giờ GMT./.
(TTXVN/Vietnam+)