Liên đoàn Arập (AL) ngày 12/3 đã kêu gọi Liên hợp quốc áp đặt một vùng cấm bay ở Libya.
Phát biểu trước báo giới sau cuộc họp của các ngoại trưởng AL, Tổng Thư ký Amr Moussa cho biết AL đã chính thức đề nghị Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc áp đặt một vùng cấm bay nhằm ngăn chặn mọi hành động quân sự của chính quyền Libya chống dân thường, song cũng cho rằng cần dỡ bỏ vùng cấm bay này một khi cuộc khủng hoảng hiện nay tại Libya chấm dứt.
Ngoại trưởng Oman Yussef bin Alawi cho biết tất cả các nước Arập nhất trí về sự cần thiết phải lập một vùng cấm bay để bảo vệ người dân Libya.
Ngay sau đó, Mỹ và Anh đã lên tiếng hoan nghênh việc AL ủng hộ biện pháp này.
Trong nghị quyết được thông qua tại hội nghị trên, AL cho rằng chế độ hiện nay ở Libya đã "mất tính hợp pháp" với hành động trấn áp quy mô lớn nhằm vào làn sóng nổi dậy chống nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi.
Nghị quyết nhấn mạnh các nước Arập sẽ "hợp tác với Hội đồng Dân tộc lâm thời Libya (của lực lượng nổi dậy), cũng như hỗ trợ và bảo vệ cho người dân nước này." Tuy nhiên, AL tuyên bố bác bỏ bất cứ sự can thiệp quân sự nào của nước ngoài vào Libya.
Theo các nguồn tin ngoại giao, trong cuộc bỏ phiếu thông qua, 11 nước thuộc AL đã đồng ý với kế hoạch trên, hai nước phản đối là Algeria và Syria.
Trong diễn biến liên quan, người con trai Seif al-Islam của nhà lãnh đạo Gaddafi tuyên bố với báo chí Italy đăng tải cùng ngày rằng quân đội Libya đã giành lại quyền kiểm soát "hơn 90% đất nước" và sẽ đánh bại hoàn toàn lực lượng nổi dậy. Ông này khẳng định đã không còn chỗ cho việc đàm phán giữa chính quyền và lực lượng nổi dậy./.
Phát biểu trước báo giới sau cuộc họp của các ngoại trưởng AL, Tổng Thư ký Amr Moussa cho biết AL đã chính thức đề nghị Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc áp đặt một vùng cấm bay nhằm ngăn chặn mọi hành động quân sự của chính quyền Libya chống dân thường, song cũng cho rằng cần dỡ bỏ vùng cấm bay này một khi cuộc khủng hoảng hiện nay tại Libya chấm dứt.
Ngoại trưởng Oman Yussef bin Alawi cho biết tất cả các nước Arập nhất trí về sự cần thiết phải lập một vùng cấm bay để bảo vệ người dân Libya.
Ngay sau đó, Mỹ và Anh đã lên tiếng hoan nghênh việc AL ủng hộ biện pháp này.
Trong nghị quyết được thông qua tại hội nghị trên, AL cho rằng chế độ hiện nay ở Libya đã "mất tính hợp pháp" với hành động trấn áp quy mô lớn nhằm vào làn sóng nổi dậy chống nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi.
Nghị quyết nhấn mạnh các nước Arập sẽ "hợp tác với Hội đồng Dân tộc lâm thời Libya (của lực lượng nổi dậy), cũng như hỗ trợ và bảo vệ cho người dân nước này." Tuy nhiên, AL tuyên bố bác bỏ bất cứ sự can thiệp quân sự nào của nước ngoài vào Libya.
Theo các nguồn tin ngoại giao, trong cuộc bỏ phiếu thông qua, 11 nước thuộc AL đã đồng ý với kế hoạch trên, hai nước phản đối là Algeria và Syria.
Trong diễn biến liên quan, người con trai Seif al-Islam của nhà lãnh đạo Gaddafi tuyên bố với báo chí Italy đăng tải cùng ngày rằng quân đội Libya đã giành lại quyền kiểm soát "hơn 90% đất nước" và sẽ đánh bại hoàn toàn lực lượng nổi dậy. Ông này khẳng định đã không còn chỗ cho việc đàm phán giữa chính quyền và lực lượng nổi dậy./.
(TTXVN/Vietnam+)