Ngày 21/11, tỉnh Tuyên Quang đã phối hợp với Tổng cục Du lịch Việt Nam tổ chức Hội thảo liên kết phát triển du lịch "Về nguồn Việt Bắc."
Tham dự Hội thảo có đại diện sáu tỉnh: Hà Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Tuyên Quang và Viện nghiên cứu phát triển du dịch, các doanh nghiệp du lịch trong nước.
Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Văn Tuấn, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam nhấn mạnh Việc Bắc là khu vực có nhiều tiềm năng về phát triển du lịch, là nơi có nhiều cảnh quan hùng vĩ, đa dạng về mặt sinh thái và văn hóa. Tuy nhiên, để Việt Bắc trở thành thành điểm đến hấp dẫn khách du lịch, các địa phương cần phối hợp chặt chẽ với nhau trong việc khai thác tài nguyên du lịch, xây dựng sản phẩm du lịch, chương trình du lịch thống nhất. Đặc biệt, các tỉnh cần phát triển du lịch theo hướng bền vững gắn với bảo tồn thiên nhiên, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá bản địa...
Tại Hội thảo đại diện cơ quan quản lý du lịch sáu tỉnh trên (gọi tắt VB6) đã thống nhất chương trình hành động liên kết phát triển du lịch 2011-2015 với nội dung hàng năm, luôn phiên mỗi tỉnh đứng ra chủ trì chương trình liên kết phát triển du lịch "Về nguồn Việt Bắc" để trao đổi rút kinh nghiệm và đề ra giải pháp hỗ trợ lẫn nhau. Xây dựng sản phẩm chung để tạo hình ảnh điểm đến chung của Việt Bắc; tạo điều kiện thuận lợi và ưu đãi cho các doanh nghiệp du lịch hoạt động liên tỉnh.
Thống nhất đưa vào sử dụng logo và khẩu hiệu chung quảng bá cho du lịch Việt Bắc giai đoạn 2011-2015 vào thời gian sớm nhất để thực hiện chương trình xúc tiến quảng bá chung lồng ghép trong xúc tiến, quảng bá du lịch quốc gia và từng địa phương. Đẩy mạnh liên kết phát triển du lịch, trong đó tập trung vào các nội dung: giao lưu văn hoá du lịch, hội chợ; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, tham khảo chính sách, phổ biến những điển hình trong phát triển du lịch...
Cũng tại hội thảo các đại biểu đã nêu ra những bất cập trong việc phát triển du lịch khu vực Việt Bắc hiện nay đó là manh mún, chưa tương xứng với tiềm năng, thiếu tầm nhìn tổng thể. Việc khai thác tài nguyên quá mức, thiếu quy hoạch đã làm suy kiệt tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường và dẫn đến sự giảm tính hấp dẫn ở nhiều điểm du lịch. Nhiều di tích lịch sử văn hoá có giá trị trong khu vực Việt Bắc đang bị xâm hại và xuống cấp nghiêm trọng...
Việt Bắc là khu vực có nhiều tiềm năng về du lịch sinh thái, du lịch văn hóa và du lịch biên giới, với những điểm di tích nổi tiếng như: Khu du lịch lịch sử và sinh thái Tân Trào, huyện Sơn Dương (Tuyên Quang) - Thủ đô kháng chiến; các di tích thuộc ATK (an toàn khu) Định Hóa (Thái Nguyên)... hay những địa danh như Suối Lê Nin, hang Pắc Bó (Cao Bằng) - cội nguồn cách mạng; hồ Ba Bể (Bắc Kạn) - một trong hai hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất thế giới; Công viên địa chất cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) - thành viên của mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu...
Ngoài ra, Việt Bắc còn được biết đến là nơi sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, với những điệu hát sli của dân tộc Nùng, hát Soọng cô của dân tộc Sán Dìu... làm say đắm lòng người.
Theo thống kê, năm 2009, các tỉnh Khu vực Việt Bắc đã đón hơn 4,5 triệu lượt khách du lịch, trong đó khách quốc tế hơn 520.000 lượt người, doanh thu hơn 1.710 tỷ đồng; năm 2010, dự kiến sẽ đón hơn 4,6 triệu lượt khách du lịch, trong đó khách quốc tế khoảng 539.000 lượt người, doanh thu đạt 1.894 tỷ đồng./.
Tham dự Hội thảo có đại diện sáu tỉnh: Hà Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Tuyên Quang và Viện nghiên cứu phát triển du dịch, các doanh nghiệp du lịch trong nước.
Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Văn Tuấn, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam nhấn mạnh Việc Bắc là khu vực có nhiều tiềm năng về phát triển du lịch, là nơi có nhiều cảnh quan hùng vĩ, đa dạng về mặt sinh thái và văn hóa. Tuy nhiên, để Việt Bắc trở thành thành điểm đến hấp dẫn khách du lịch, các địa phương cần phối hợp chặt chẽ với nhau trong việc khai thác tài nguyên du lịch, xây dựng sản phẩm du lịch, chương trình du lịch thống nhất. Đặc biệt, các tỉnh cần phát triển du lịch theo hướng bền vững gắn với bảo tồn thiên nhiên, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá bản địa...
Tại Hội thảo đại diện cơ quan quản lý du lịch sáu tỉnh trên (gọi tắt VB6) đã thống nhất chương trình hành động liên kết phát triển du lịch 2011-2015 với nội dung hàng năm, luôn phiên mỗi tỉnh đứng ra chủ trì chương trình liên kết phát triển du lịch "Về nguồn Việt Bắc" để trao đổi rút kinh nghiệm và đề ra giải pháp hỗ trợ lẫn nhau. Xây dựng sản phẩm chung để tạo hình ảnh điểm đến chung của Việt Bắc; tạo điều kiện thuận lợi và ưu đãi cho các doanh nghiệp du lịch hoạt động liên tỉnh.
Thống nhất đưa vào sử dụng logo và khẩu hiệu chung quảng bá cho du lịch Việt Bắc giai đoạn 2011-2015 vào thời gian sớm nhất để thực hiện chương trình xúc tiến quảng bá chung lồng ghép trong xúc tiến, quảng bá du lịch quốc gia và từng địa phương. Đẩy mạnh liên kết phát triển du lịch, trong đó tập trung vào các nội dung: giao lưu văn hoá du lịch, hội chợ; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, tham khảo chính sách, phổ biến những điển hình trong phát triển du lịch...
Cũng tại hội thảo các đại biểu đã nêu ra những bất cập trong việc phát triển du lịch khu vực Việt Bắc hiện nay đó là manh mún, chưa tương xứng với tiềm năng, thiếu tầm nhìn tổng thể. Việc khai thác tài nguyên quá mức, thiếu quy hoạch đã làm suy kiệt tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường và dẫn đến sự giảm tính hấp dẫn ở nhiều điểm du lịch. Nhiều di tích lịch sử văn hoá có giá trị trong khu vực Việt Bắc đang bị xâm hại và xuống cấp nghiêm trọng...
Việt Bắc là khu vực có nhiều tiềm năng về du lịch sinh thái, du lịch văn hóa và du lịch biên giới, với những điểm di tích nổi tiếng như: Khu du lịch lịch sử và sinh thái Tân Trào, huyện Sơn Dương (Tuyên Quang) - Thủ đô kháng chiến; các di tích thuộc ATK (an toàn khu) Định Hóa (Thái Nguyên)... hay những địa danh như Suối Lê Nin, hang Pắc Bó (Cao Bằng) - cội nguồn cách mạng; hồ Ba Bể (Bắc Kạn) - một trong hai hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất thế giới; Công viên địa chất cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) - thành viên của mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu...
Ngoài ra, Việt Bắc còn được biết đến là nơi sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, với những điệu hát sli của dân tộc Nùng, hát Soọng cô của dân tộc Sán Dìu... làm say đắm lòng người.
Theo thống kê, năm 2009, các tỉnh Khu vực Việt Bắc đã đón hơn 4,5 triệu lượt khách du lịch, trong đó khách quốc tế hơn 520.000 lượt người, doanh thu hơn 1.710 tỷ đồng; năm 2010, dự kiến sẽ đón hơn 4,6 triệu lượt khách du lịch, trong đó khách quốc tế khoảng 539.000 lượt người, doanh thu đạt 1.894 tỷ đồng./.
Vũ Quang Đán (TTXVN/Vietnam+)