Sáng 28/12, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị sơ kết việc triển khai Chương trình hành động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam."
Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa cho biết, trong năm 2011, Ban chỉ đạo chương trình đã tích cực đôn đốc, tham gia đoàn công tác kiểm tra, nắm tình hình thực hiện tại 6 tỉnh, thành phố Lạng Sơn, Quảng Ninh, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Long An và Đồng Tháp. Các đơn vị ngành công thương bám sát chủ trương của Cuộc vận động với nhiều nỗ lực, sáng tạo, thu được nhiều kết quả đáng khích lệ.
Các hoạt động được tổ chức rộng khắp trên các lĩnh vực như: thông tin tuyên truyền; rà soát, bổ sung, ban hành cơ chế, chính sách để hỗ trợ sản xuất, định hướng tiêu dùng; kiểm soát chặt chẽ chi tiêu của các cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng nguồn ngân sách quốc gia; hỗ trợ các doanh nghiệp trong hoạt động xúc tiến thương mại; đổi mới công tác quản lý, chấn chỉnh các hoạt động quản lý thị trường.
Để thúc đẩy phát triển thương hiệu Việt, công tác xúc tiến thương mại nội địa cũng được Bộ Công Thương đặc biệt chú trọng. Vì vậy, năm 2011, Bộ đã tổ chức ký thỏa thuận phối hợp đưa hàng về địa phương giữa Sở Công Thương các tỉnh thành phố và Hiệp hội, doanh nghiệp với mục đích giúp người tiêu dùng tại địa phương có cơ hội sử dụng hàng Việt Nam với chất lượng đảm bảo, giá cả hợp lý. Đến nay, các đợt bán hàng đã được đông đảo người dân địa phương đến tham quan, mua sắm; bước đầu tạo dựng được niềm tin của người tiêu dùng với sản phẩm nội địa.
Tuy nhiên, để đẩy mạnh công tác này một cách mạnh mẽ hơn, Thứ trưởng Thoa cho rằng bước sang năm 2012, Bộ sẽ tiếp tục đôn đốc các đơn vị trực thuộc triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình hành động và chỉ đạo các đơn vị xây dựng kế hoạch năm tới.
Cùng đó, Bộ sẽ theo sát diễn biến thị trường, đảm bảo lưu thông hàng hóa thông suốt, đáp ứng đủ hàng hóa thiết yếu cho nhu cầu của nhân dân nhất là trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Thìn 2012. Mặt khác, Bộ sẽ có kế hoạch phù hợp để khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh hợp tác, liên kết trong các khâu cung cấp thông tin, khai thác thị trường, chống cạnh tranh không lành mạnh, bán phá giá...góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh hàng Việt./.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa cho biết, trong năm 2011, Ban chỉ đạo chương trình đã tích cực đôn đốc, tham gia đoàn công tác kiểm tra, nắm tình hình thực hiện tại 6 tỉnh, thành phố Lạng Sơn, Quảng Ninh, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Long An và Đồng Tháp. Các đơn vị ngành công thương bám sát chủ trương của Cuộc vận động với nhiều nỗ lực, sáng tạo, thu được nhiều kết quả đáng khích lệ.
Các hoạt động được tổ chức rộng khắp trên các lĩnh vực như: thông tin tuyên truyền; rà soát, bổ sung, ban hành cơ chế, chính sách để hỗ trợ sản xuất, định hướng tiêu dùng; kiểm soát chặt chẽ chi tiêu của các cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng nguồn ngân sách quốc gia; hỗ trợ các doanh nghiệp trong hoạt động xúc tiến thương mại; đổi mới công tác quản lý, chấn chỉnh các hoạt động quản lý thị trường.
Để thúc đẩy phát triển thương hiệu Việt, công tác xúc tiến thương mại nội địa cũng được Bộ Công Thương đặc biệt chú trọng. Vì vậy, năm 2011, Bộ đã tổ chức ký thỏa thuận phối hợp đưa hàng về địa phương giữa Sở Công Thương các tỉnh thành phố và Hiệp hội, doanh nghiệp với mục đích giúp người tiêu dùng tại địa phương có cơ hội sử dụng hàng Việt Nam với chất lượng đảm bảo, giá cả hợp lý. Đến nay, các đợt bán hàng đã được đông đảo người dân địa phương đến tham quan, mua sắm; bước đầu tạo dựng được niềm tin của người tiêu dùng với sản phẩm nội địa.
Tuy nhiên, để đẩy mạnh công tác này một cách mạnh mẽ hơn, Thứ trưởng Thoa cho rằng bước sang năm 2012, Bộ sẽ tiếp tục đôn đốc các đơn vị trực thuộc triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình hành động và chỉ đạo các đơn vị xây dựng kế hoạch năm tới.
Cùng đó, Bộ sẽ theo sát diễn biến thị trường, đảm bảo lưu thông hàng hóa thông suốt, đáp ứng đủ hàng hóa thiết yếu cho nhu cầu của nhân dân nhất là trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Thìn 2012. Mặt khác, Bộ sẽ có kế hoạch phù hợp để khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh hợp tác, liên kết trong các khâu cung cấp thông tin, khai thác thị trường, chống cạnh tranh không lành mạnh, bán phá giá...góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh hàng Việt./.
Uyên Hương (TTXVN/Vietnam+)