Ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế khẳng định liên kết với địa bàn dân cư là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để bảo vệ di tích một cách bền vững.
Từ năm 2013 trở đi, tỉnh Thừa Thiên-Huế đang hướng đến việc phấn đấu xây dựng 100% các khu dân cư bảo vệ di tích một cách bền vững, và xây dựng hình ảnh "Điểm đến an toàn của du khách" tại các địa bàn dân cư có di sản.
Quần thể di tích Cố đô Huế hiện chỉ còn tồn tại 480 trong tổng số hơn 1.000 công trình, do tình trạng hư hại hoặc xuống cấp nghiêm trọng, thậm chí đã trở thành phế tích. Đáng chú ý, các di tích của Huế nằm trong không gian rộng lớn, đan xen trong khu dân cư.
Tính ra, có tới 50% dân cư của thành phố sống trong các khu vực bảo vệ di tích. Vì vậy, mọi hoạt động liên quan đến bảo vệ di tích đều có ảnh hưởng nhất định đến cuộc sống của người dân. Ngược lại, việc làm nhà ở, sinh hoạt của người dân trong vùng có tầm ảnh hưởng rất lớn đến công tác bảo vệ, trung tu di sản.
Ngoài ra, vấn đề phân công, phân cấp quản lý di tích giữa Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế và chính quyền các địa phương - nơi có di tích cũng chưa rạch ròi, phức tạp, gây khó khăn cho công tác quản lý. Tình trạng lấn chiếm, vi phạm tại nhiều khu di tích diễn ra ngày càng phức tạp, không thể giải quyết trong một sớm, một chiều.
Xuất phát từ đặc điểm này, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế đã đề xuất thực hiện phương án phối hợp quản lý và đảm bảo an ninh trật tự tại các điểm di tích. Tại xã Hương Thọ (thị xã Hương Trà), nơi tập trung khá nhiều điểm di tích thuộc quần thể di tích Cố đô Huế, trong đó có các lăng Gia Long, Minh Mạng, điện Hòn Chén trên diện tích hết sức rộng. Đây cũng là những di sản văn hóa thu hút đông đảo khách du lịch trong nước và quốc tế đến tham quan, chiêm ngưỡng.
Sau quá trình triển khai thực hiện quy chế phối hợp, nhận thức của người dân trong vùng đã nâng lên rõ rệt. Ban điều hành các thôn, xã đã tích cực tuyên truyền, vận động các hộ dân sinh sống trong các khu vực gần di tích chấp hành nghiêm túc các quy định của Luật Di sản, chống xâm hại, vi phạm các quy định bảo vệ vành đai di tích, tham gia tích cực vào công tác phòng, chống cháy nổ; phòng chống bão, lụt.
Thông qua các buổi họp dân, chính quyền địa phương đã đưa các đối tượng vi phạm ra kiểm điểm trước tập thể có tác dụng giáo dục, răn đe mang lại hiệu quả tích cực. Hội phụ nữ trên địa bàn tuyên truyền, vận động hội viên, nhất là các hội viên có con em tham gia các hoạt động lợi dụng khách du lịch để đeo bám ăn xin, buôn bán hàng rong, chèo kéo nài ép khách mua hàng lưu niệm, tích cực chỉnh trang các hàng quán, có thái độ phục vụ lịch sự, văn minh...
Tồn tại hiện nay trong các khu di tích là việc định cư hằng bao đời nay của các hộ dân; tuy nhiên việc đi hay ở của các hộ này vẫn là vẫn đề nan giải. Nếu đưa các hộ dân này ra khỏi khu vực 1, 2 (khu vực bảo vệ nghiêm ngặt của di tích) thì đòi hỏi phải có nguồn vốn rất lớn nên phải "chờ" không biết đến bao giờ.
Chính điều này đã làm cho cả một vùng dân cư hàng trăm hộ sinh sống trong khu vực di tích, tiêu biểu khu vực lăng Minh Mạng, Tự Đức, Khải Định... phải chịu cảnh "án binh bất động"; trong khi nhà ở của người dân ở đây xuống cấp vẫn không được sửa chữa, nâng cấp./.
Từ năm 2013 trở đi, tỉnh Thừa Thiên-Huế đang hướng đến việc phấn đấu xây dựng 100% các khu dân cư bảo vệ di tích một cách bền vững, và xây dựng hình ảnh "Điểm đến an toàn của du khách" tại các địa bàn dân cư có di sản.
Quần thể di tích Cố đô Huế hiện chỉ còn tồn tại 480 trong tổng số hơn 1.000 công trình, do tình trạng hư hại hoặc xuống cấp nghiêm trọng, thậm chí đã trở thành phế tích. Đáng chú ý, các di tích của Huế nằm trong không gian rộng lớn, đan xen trong khu dân cư.
Tính ra, có tới 50% dân cư của thành phố sống trong các khu vực bảo vệ di tích. Vì vậy, mọi hoạt động liên quan đến bảo vệ di tích đều có ảnh hưởng nhất định đến cuộc sống của người dân. Ngược lại, việc làm nhà ở, sinh hoạt của người dân trong vùng có tầm ảnh hưởng rất lớn đến công tác bảo vệ, trung tu di sản.
Ngoài ra, vấn đề phân công, phân cấp quản lý di tích giữa Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế và chính quyền các địa phương - nơi có di tích cũng chưa rạch ròi, phức tạp, gây khó khăn cho công tác quản lý. Tình trạng lấn chiếm, vi phạm tại nhiều khu di tích diễn ra ngày càng phức tạp, không thể giải quyết trong một sớm, một chiều.
Xuất phát từ đặc điểm này, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế đã đề xuất thực hiện phương án phối hợp quản lý và đảm bảo an ninh trật tự tại các điểm di tích. Tại xã Hương Thọ (thị xã Hương Trà), nơi tập trung khá nhiều điểm di tích thuộc quần thể di tích Cố đô Huế, trong đó có các lăng Gia Long, Minh Mạng, điện Hòn Chén trên diện tích hết sức rộng. Đây cũng là những di sản văn hóa thu hút đông đảo khách du lịch trong nước và quốc tế đến tham quan, chiêm ngưỡng.
Sau quá trình triển khai thực hiện quy chế phối hợp, nhận thức của người dân trong vùng đã nâng lên rõ rệt. Ban điều hành các thôn, xã đã tích cực tuyên truyền, vận động các hộ dân sinh sống trong các khu vực gần di tích chấp hành nghiêm túc các quy định của Luật Di sản, chống xâm hại, vi phạm các quy định bảo vệ vành đai di tích, tham gia tích cực vào công tác phòng, chống cháy nổ; phòng chống bão, lụt.
Thông qua các buổi họp dân, chính quyền địa phương đã đưa các đối tượng vi phạm ra kiểm điểm trước tập thể có tác dụng giáo dục, răn đe mang lại hiệu quả tích cực. Hội phụ nữ trên địa bàn tuyên truyền, vận động hội viên, nhất là các hội viên có con em tham gia các hoạt động lợi dụng khách du lịch để đeo bám ăn xin, buôn bán hàng rong, chèo kéo nài ép khách mua hàng lưu niệm, tích cực chỉnh trang các hàng quán, có thái độ phục vụ lịch sự, văn minh...
Tồn tại hiện nay trong các khu di tích là việc định cư hằng bao đời nay của các hộ dân; tuy nhiên việc đi hay ở của các hộ này vẫn là vẫn đề nan giải. Nếu đưa các hộ dân này ra khỏi khu vực 1, 2 (khu vực bảo vệ nghiêm ngặt của di tích) thì đòi hỏi phải có nguồn vốn rất lớn nên phải "chờ" không biết đến bao giờ.
Chính điều này đã làm cho cả một vùng dân cư hàng trăm hộ sinh sống trong khu vực di tích, tiêu biểu khu vực lăng Minh Mạng, Tự Đức, Khải Định... phải chịu cảnh "án binh bất động"; trong khi nhà ở của người dân ở đây xuống cấp vẫn không được sửa chữa, nâng cấp./.
Quốc Việt (Vietnam+)