Citigroup, ngân hàng lớn thứ ba ở Mỹ về tài sản, thông báo lợi nhuận của họ đã sụt giảm trong quý I năm nay, nhưng vẫn cao hơn mức dự báo của các nhà phân tích phố Wall nhờ giao dịch trái phiếu và doanh thu bảo hiểm tăng so với quý IV năm ngoái.
Thu nhập ròng của Citigroup đạt 2,9 tỷ USD, tương đương 95 xu/cổ phiếu, giảm 2% so với cùng kỳ năm ngoái, phản ánh những khó khăn của ngân hàng này khi cố gắng tăng lợi nhuận trong bối cảnh kinh tế toàn cầu trì trệ.
Không tính tác động của những điều chỉnh tính toán nhất định đối với những thay đổi về giá trị nợ và tín dụng, Citigroup lãi 1,11 USD/cổ phiếu trong khi mức dự báo trung bình của phố Wall là 1,00 USD.
Doanh thu của Citigroup đạt 19,4 tỷ USD, thấp hơn mức 19,7 tỷ USD trước đó một năm.
Tốc độ tăng trưởng tín dụng trong quý I năm nay đặc biệt cao đối với hoạt động tài trợ thương mại.
Tính đến hết quý I, ngân hàng này đã có 691 tỷ USD nợ chưa thanh toán, tăng từ mức 617,13 tỷ USD của quý IV/2011 và 600,57 tỷ USD trước đó một năm.
Giám đốc tài chính của Citigroup John Gerspach nói rằng, nhu cầu tín dụng vẫn yếu ở Mỹ và châu Âu nhưng tiếp tục cao ở các thị trường đang nổi.
Tháng trước, Citigroup là một trong số các tổ chức tài chính lớn không được các nhà chức trách chấp thuận kế hoạch tăng cổ tức hoặc mua lại cổ phiếu.
Hôm 16/4, Giám đốc điều hành Vikram Pandit nói rằng, Citigroup dự kiến đệ trình một đề xuất mới vào giữa tháng Sáu về cân bằng chi tiêu nhằm trụ vững trước những căng thẳng về tài chính.
Theo ông Pandit, những viễn cảnh kinh tế và thị trường mới có thể được đưa vào trong bản đánh giá này, và nói rằng ngân hàng vẫn đang thảo luận về việc sát hạch lại với FED.
Theo Giám đốc điều hành của Citigroup, ngân hàng có thể sẽ không yêu cầu các nhà chức trách cho phép tăng cổ tức hay mua lại chứng khoán trong năm nay. Cuộc kiểm tra mới sẽ dựa vào bảng quyết toán ngày 31/3 của Citigroup.
Ông Pandit cho biết, vốn của Citigroup đang tăng đủ nhanh để ngân hàng này không phải bán phần lợi ích ít ỏi trong liên doanh môi giới với Morgan Stanley.
Trong quý I, số tài sản mà công ty này đã bán hoặc phải cắt giảm kể từ cuộc khủng hoảng tài chính giảm 29% so với trước đó một năm, xuống 209 tỷ USD, chiếm 11% tổng tài sản của Citigroup.
Với kết quả kinh doanh trên, ngày 17/4, tại cuộc họp thường niên, 55% số cổ đông của ngân hàng này đã bỏ phiếu phản đối kế hoạch trả lương cho các giám đốc điều hành, trong đó có mức lương 15 triệu USD năm 2011 và 10 triệu tiền "giữ chân nhân tài" (retention pay) của ông Pandit.
Tuy nhiên, kết quả bỏ phiếu trên chỉ mang tính tham khảo song nó vẫn phát đi thông điệp mạnh mẽ về sự bất bình đối với giới lãnh đạo của Citigroup./.
Thu nhập ròng của Citigroup đạt 2,9 tỷ USD, tương đương 95 xu/cổ phiếu, giảm 2% so với cùng kỳ năm ngoái, phản ánh những khó khăn của ngân hàng này khi cố gắng tăng lợi nhuận trong bối cảnh kinh tế toàn cầu trì trệ.
Không tính tác động của những điều chỉnh tính toán nhất định đối với những thay đổi về giá trị nợ và tín dụng, Citigroup lãi 1,11 USD/cổ phiếu trong khi mức dự báo trung bình của phố Wall là 1,00 USD.
Doanh thu của Citigroup đạt 19,4 tỷ USD, thấp hơn mức 19,7 tỷ USD trước đó một năm.
Tốc độ tăng trưởng tín dụng trong quý I năm nay đặc biệt cao đối với hoạt động tài trợ thương mại.
Tính đến hết quý I, ngân hàng này đã có 691 tỷ USD nợ chưa thanh toán, tăng từ mức 617,13 tỷ USD của quý IV/2011 và 600,57 tỷ USD trước đó một năm.
Giám đốc tài chính của Citigroup John Gerspach nói rằng, nhu cầu tín dụng vẫn yếu ở Mỹ và châu Âu nhưng tiếp tục cao ở các thị trường đang nổi.
Tháng trước, Citigroup là một trong số các tổ chức tài chính lớn không được các nhà chức trách chấp thuận kế hoạch tăng cổ tức hoặc mua lại cổ phiếu.
Hôm 16/4, Giám đốc điều hành Vikram Pandit nói rằng, Citigroup dự kiến đệ trình một đề xuất mới vào giữa tháng Sáu về cân bằng chi tiêu nhằm trụ vững trước những căng thẳng về tài chính.
Theo ông Pandit, những viễn cảnh kinh tế và thị trường mới có thể được đưa vào trong bản đánh giá này, và nói rằng ngân hàng vẫn đang thảo luận về việc sát hạch lại với FED.
Theo Giám đốc điều hành của Citigroup, ngân hàng có thể sẽ không yêu cầu các nhà chức trách cho phép tăng cổ tức hay mua lại chứng khoán trong năm nay. Cuộc kiểm tra mới sẽ dựa vào bảng quyết toán ngày 31/3 của Citigroup.
Ông Pandit cho biết, vốn của Citigroup đang tăng đủ nhanh để ngân hàng này không phải bán phần lợi ích ít ỏi trong liên doanh môi giới với Morgan Stanley.
Trong quý I, số tài sản mà công ty này đã bán hoặc phải cắt giảm kể từ cuộc khủng hoảng tài chính giảm 29% so với trước đó một năm, xuống 209 tỷ USD, chiếm 11% tổng tài sản của Citigroup.
Với kết quả kinh doanh trên, ngày 17/4, tại cuộc họp thường niên, 55% số cổ đông của ngân hàng này đã bỏ phiếu phản đối kế hoạch trả lương cho các giám đốc điều hành, trong đó có mức lương 15 triệu USD năm 2011 và 10 triệu tiền "giữ chân nhân tài" (retention pay) của ông Pandit.
Tuy nhiên, kết quả bỏ phiếu trên chỉ mang tính tham khảo song nó vẫn phát đi thông điệp mạnh mẽ về sự bất bình đối với giới lãnh đạo của Citigroup./.
Hải Yến (TTXVN)