Theo Báo cáo Thống kê Năng lượng Thế giới thường niên của Tập đoàn Năng lượng BP, năm 2010 lượng phát thải khí cácbon toàn cầu do sử dụng năng lượng đã tăng với tốc độ nhanh nhất kể từ năm 1969, trong đó riêng Trung Quốc đã tăng 10,4%.
Theo đó, năm ngoái thế giới đã phát thải 33,16 tỷ tấn khí cácbon, tăng 5,8% do nền kinh tế các nước phục hồi nhanh sau suy thoái kinh tế. Riêng Trung Quốc "góp" tới 8,33 tỷ tấn.
Tốc độ tăng nhanh trong bối cảnh các cuộc đàm phán của Liên hợp quốc dường như không thể nhất trí về một thỏa thuận có tính ràng buộc pháp lý nhằm ngăn chặn khí thải cácbon và chống lại biến đổi khí hậu trước khi Nghị định thư Kyoto hết hạn vào năm 2012. Khí thải cácbon được coi là tác nhân chính làm nhiệt độ Trái Đất gia tăng.
Tháng trước Cơ quan Năng lượng Quốc tế cũng dự báo năm 2010 lượng phát thải khí cácbon toàn cầu tăng 5,9% lên 30,6 tỷ tấn, chủ yếu là từ các nền kinh tế mới nổi sử dụng nhiều than.
Số liệu của BP cho thấy Trung Quốc chiếm tới 25% tổng lượng phát thải khí cácbon trên toàn cầu. Phát thải khí cácbon của Trung Quốc tăng mạnh trong thập kỷ qua do nước này xây thêm nhiều nhà máy mới chạy bằng than để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trung Quốc đã vượt Mỹ trở thành nước tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới với mức tăng lên tới 11,2% so với mức 5,6% toàn cầu.
Mỹ là nước có lượng phát thải khí cácbon lớn thứ hai thế giới, với mức tăng 4,1% lên 6,14 tỷ tấn trong năm 2010.
Năm 2010, tiêu thụ than toàn cầu đã tăng 7,6%, mức cao nhất kể từ năm 2003 do các ngành nghề bắt đầu phục hồi sau đợt suy thoái kinh tế. Than hiện chiếm 29,6% tiêu thụ năng lượng toàn cầu, tăng khá nhanh so với mức 25,6% cách đây một thập niên.
Tiêu thụ than của Trung Quốc đã tăng 10,1% và chiếm khoảng 48,2% tổng sản lượng than của thế giới, so với mức 47% trong năm 2009. Sản lượng than toàn cầu đã tăng 9,6%, riêng của Trung Quốc tăng 9%, chiếm 2/3% mức tăng toàn cầu. Tuy nhiên, sản lượng than chỉ gia tăng đáng kể tại Mỹ và châu Á, nhưng lại sụt giảm ở châu Âu. Điều đó lý giải phần nào cho giá than tăng mạnh ở châu Âu.
Về năng lượng sạch, sản lượng thủy điện và điện hạt nhân đã trải qua đợt tăng mạnh nhất từ năm 2004, trong đó thủy điện tăng 53% (Trung Quốc chiếm hơn 60% mức tăng ) và điện hạt nhân tăng 2% (Các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế chiếm hơn 2/3 mức tăng). Sản lượng điện hạt nhân của Pháp tăng 4,4%, mức tăng cao nhất thế giới.
Các nguồn năng lượng thay thế khác cũng phát triển mạnh. Sản lượng nhiên liệu sinh học tăng 13,8% lên 240.000 thùng/ngày, trong đó dẫn đầu là Mỹ và Brazil với các mức tăng tương ứng 17% và 11,5%. Sản lượng điện có thể thay thế tăng 15,5%, chủ yếu là phong điện với mức tăng 22,7%, trong đó hai động lực là Mỹ và Trung Quốc chiếm tới 70%.
Năm 2010, các loại năng lượng thay thế chiếm 1,8% tiêu thụ năng lượng toàn cầu, tăng 0,6% so với năm 2000./.
Theo đó, năm ngoái thế giới đã phát thải 33,16 tỷ tấn khí cácbon, tăng 5,8% do nền kinh tế các nước phục hồi nhanh sau suy thoái kinh tế. Riêng Trung Quốc "góp" tới 8,33 tỷ tấn.
Tốc độ tăng nhanh trong bối cảnh các cuộc đàm phán của Liên hợp quốc dường như không thể nhất trí về một thỏa thuận có tính ràng buộc pháp lý nhằm ngăn chặn khí thải cácbon và chống lại biến đổi khí hậu trước khi Nghị định thư Kyoto hết hạn vào năm 2012. Khí thải cácbon được coi là tác nhân chính làm nhiệt độ Trái Đất gia tăng.
Tháng trước Cơ quan Năng lượng Quốc tế cũng dự báo năm 2010 lượng phát thải khí cácbon toàn cầu tăng 5,9% lên 30,6 tỷ tấn, chủ yếu là từ các nền kinh tế mới nổi sử dụng nhiều than.
Số liệu của BP cho thấy Trung Quốc chiếm tới 25% tổng lượng phát thải khí cácbon trên toàn cầu. Phát thải khí cácbon của Trung Quốc tăng mạnh trong thập kỷ qua do nước này xây thêm nhiều nhà máy mới chạy bằng than để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trung Quốc đã vượt Mỹ trở thành nước tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới với mức tăng lên tới 11,2% so với mức 5,6% toàn cầu.
Mỹ là nước có lượng phát thải khí cácbon lớn thứ hai thế giới, với mức tăng 4,1% lên 6,14 tỷ tấn trong năm 2010.
Năm 2010, tiêu thụ than toàn cầu đã tăng 7,6%, mức cao nhất kể từ năm 2003 do các ngành nghề bắt đầu phục hồi sau đợt suy thoái kinh tế. Than hiện chiếm 29,6% tiêu thụ năng lượng toàn cầu, tăng khá nhanh so với mức 25,6% cách đây một thập niên.
Tiêu thụ than của Trung Quốc đã tăng 10,1% và chiếm khoảng 48,2% tổng sản lượng than của thế giới, so với mức 47% trong năm 2009. Sản lượng than toàn cầu đã tăng 9,6%, riêng của Trung Quốc tăng 9%, chiếm 2/3% mức tăng toàn cầu. Tuy nhiên, sản lượng than chỉ gia tăng đáng kể tại Mỹ và châu Á, nhưng lại sụt giảm ở châu Âu. Điều đó lý giải phần nào cho giá than tăng mạnh ở châu Âu.
Về năng lượng sạch, sản lượng thủy điện và điện hạt nhân đã trải qua đợt tăng mạnh nhất từ năm 2004, trong đó thủy điện tăng 53% (Trung Quốc chiếm hơn 60% mức tăng ) và điện hạt nhân tăng 2% (Các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế chiếm hơn 2/3 mức tăng). Sản lượng điện hạt nhân của Pháp tăng 4,4%, mức tăng cao nhất thế giới.
Các nguồn năng lượng thay thế khác cũng phát triển mạnh. Sản lượng nhiên liệu sinh học tăng 13,8% lên 240.000 thùng/ngày, trong đó dẫn đầu là Mỹ và Brazil với các mức tăng tương ứng 17% và 11,5%. Sản lượng điện có thể thay thế tăng 15,5%, chủ yếu là phong điện với mức tăng 22,7%, trong đó hai động lực là Mỹ và Trung Quốc chiếm tới 70%.
Năm 2010, các loại năng lượng thay thế chiếm 1,8% tiêu thụ năng lượng toàn cầu, tăng 0,6% so với năm 2000./.
Hoàng Hà (TTXVN/Vietnam+)