Tạo điều kiện cho phụ nữ và trẻ em có HIV được chăm sóc tốt hơn về tinh thần, lấy lại niềm tin để họ sống có ích là mong muốn và cũng là trăn trở của các cấp Hội Phụ nữ huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Sự ra đời của Câu lạc bộ Khát vọng tình thương đã giúp họ có một mái ấm, xóa đi mặc cảm, vươn lên trong cuộc sống.
Chị Lưu Thị Phương, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Kim Sơn cho biết Câu lạc bộ "Khát vọng tình thương" được thành lập từ năm 2008 với 10 thành viên đều bị nhiễm HIV từ chồng. Cứ 3 tháng, câu lạc bộ tổ chức sinh hoạt 1 lần và được thay đổi lần lượt ở từng xã. Từng buổi sinh hoạt được xây dựng kế hoạch và nội dung cụ thể, đảm bảo sự đa dạng về hình thức và thống nhất nội dung tuyên truyền các kiến thức có liên quan tới HIV/AIDS như cách điều trị, chế độ dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe người có "H" bằng thuốc ARV (thuốc phòng chống HIV/AIDS)...
Hình thức sinh hoạt của câu lạc bộ hấp dẫn, không chỉ đơn thuần là nói chuyện chuyên đề mà còn tổ chức các trò chơi, giao lưu văn nghệ hoặc hội viên chủ động tâm sự, chia sẻ với nhau những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc để cùng giúp đỡ nhau tháo gỡ những ưu tư, trăn trở trong cuộc sống.
Chị Vũ Thị Xuân, Chủ nhiệm câu lạc bộ tâm sự những ngày đầu thành lập, câu lạc bộ đã gặp không ít khó khăn bởi các chị em còn mặc cảm, sợ kỳ thị, phân biệt đối xử nên số thành viên tham gia ít. Trong quá trình hoạt động, các thành viên nòng cốt của câu lạc bộ đã tích cực tiếp cận với thành viên mới, hướng dẫn chị em kiến thức phòng, chống lây nhiễm HIV trong gia đình và ngoài cộng đồng, vận động chị em phụ nữ nhiễm HIV tham gia vào câu lạc bộ.
Nhờ đó, từ 10 thành viên ban đầu, đến nay câu lạc bộ đã mở rộng lên 60 thành viên. Đến đây, mỗi người một tâm trạng, một hoàn cảnh, một số phận riêng, nhưng ở họ có chung nỗi đau, đó là cùng mang trong mình "căn bệnh thế kỷ."
Nỗi đau thể xác, tinh thần đã khiến cho những người phụ nữ và trẻ em yếu đuối này tưởng chừng như không gượng lên được, song đến với câu lạc bộ, một mái nhà chung dành cho những phụ nữ và trẻ em nhiễm HIV, họ đã san sẻ với nhau những nỗi buồn, tiếp thêm cho nhau nghị lực để tự vươn lên.
Nói về hiệu quả của câu lạc bộ trong 5 năm qua, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Kim Sơn Lưu Thị Phương nhấn mạnh ý nghĩa lớn nhất từ hoạt động của mô hình này là giúp cho nhiều chị em có HIV vượt qua mặc cảm, dần lấy lại sự tự tin, vui vẻ trong cuộc sống, phấn đấu hòa nhập với cộng đồng.
Bên cạnh đó, câu lạc bộ còn góp phần tuyên truyền làm thay đổi nhận thức, suy nghĩ của người dân về HIV/AIDS và hướng sự quan tâm, giúp đỡ của nhiều tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, cấp ủy, chính quyền đối với những người phụ nữ không may mắn. Ban Chấp hành Hội Phụ nữ huyện sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc kết nối giữa câu lạc bộ với các hoạt động ở địa phương, các tổ hợp sản xuất nhằm đào tạo nghề, hỗ trợ vốn cho chị em nhiễm HIV có điều kiện phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống.
Để duy trì sinh hoạt và không phát triển thêm số lượng người nhiễm HIV, hàng ngày ngoài những giờ lao động lao động, chăm sóc con, các thành viên nữ của câu lạc bộ đã tích cực tham gia tuyên truyền trong cộng đồng dân cư về những kiến thức phòng lây nhiễm HIV; vận động chị em là vợ, là người yêu của những người nghiện ma túy đến phòng tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện. Đối với những trường hợp đã bị lây nhiễm, các chị tích cực tiếp cận, vận động họ tham gia sinh hoạt tại câu lạc bộ để phần nào xóa đi sự kỳ thị và phân biệt đối xử của những người xung quanh.
Củng cố hoạt động của Câu lạc bộ Khát vọng tình thương, đưa mô hình này trở thành nòng cốt trong công tác phòng chống HIV/AIDS là một trong những hướng đi trọng tâm của Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Kim Sơn trong thời gian tới./.
Chị Lưu Thị Phương, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Kim Sơn cho biết Câu lạc bộ "Khát vọng tình thương" được thành lập từ năm 2008 với 10 thành viên đều bị nhiễm HIV từ chồng. Cứ 3 tháng, câu lạc bộ tổ chức sinh hoạt 1 lần và được thay đổi lần lượt ở từng xã. Từng buổi sinh hoạt được xây dựng kế hoạch và nội dung cụ thể, đảm bảo sự đa dạng về hình thức và thống nhất nội dung tuyên truyền các kiến thức có liên quan tới HIV/AIDS như cách điều trị, chế độ dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe người có "H" bằng thuốc ARV (thuốc phòng chống HIV/AIDS)...
Hình thức sinh hoạt của câu lạc bộ hấp dẫn, không chỉ đơn thuần là nói chuyện chuyên đề mà còn tổ chức các trò chơi, giao lưu văn nghệ hoặc hội viên chủ động tâm sự, chia sẻ với nhau những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc để cùng giúp đỡ nhau tháo gỡ những ưu tư, trăn trở trong cuộc sống.
Chị Vũ Thị Xuân, Chủ nhiệm câu lạc bộ tâm sự những ngày đầu thành lập, câu lạc bộ đã gặp không ít khó khăn bởi các chị em còn mặc cảm, sợ kỳ thị, phân biệt đối xử nên số thành viên tham gia ít. Trong quá trình hoạt động, các thành viên nòng cốt của câu lạc bộ đã tích cực tiếp cận với thành viên mới, hướng dẫn chị em kiến thức phòng, chống lây nhiễm HIV trong gia đình và ngoài cộng đồng, vận động chị em phụ nữ nhiễm HIV tham gia vào câu lạc bộ.
Nhờ đó, từ 10 thành viên ban đầu, đến nay câu lạc bộ đã mở rộng lên 60 thành viên. Đến đây, mỗi người một tâm trạng, một hoàn cảnh, một số phận riêng, nhưng ở họ có chung nỗi đau, đó là cùng mang trong mình "căn bệnh thế kỷ."
Nỗi đau thể xác, tinh thần đã khiến cho những người phụ nữ và trẻ em yếu đuối này tưởng chừng như không gượng lên được, song đến với câu lạc bộ, một mái nhà chung dành cho những phụ nữ và trẻ em nhiễm HIV, họ đã san sẻ với nhau những nỗi buồn, tiếp thêm cho nhau nghị lực để tự vươn lên.
Nói về hiệu quả của câu lạc bộ trong 5 năm qua, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Kim Sơn Lưu Thị Phương nhấn mạnh ý nghĩa lớn nhất từ hoạt động của mô hình này là giúp cho nhiều chị em có HIV vượt qua mặc cảm, dần lấy lại sự tự tin, vui vẻ trong cuộc sống, phấn đấu hòa nhập với cộng đồng.
Bên cạnh đó, câu lạc bộ còn góp phần tuyên truyền làm thay đổi nhận thức, suy nghĩ của người dân về HIV/AIDS và hướng sự quan tâm, giúp đỡ của nhiều tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, cấp ủy, chính quyền đối với những người phụ nữ không may mắn. Ban Chấp hành Hội Phụ nữ huyện sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc kết nối giữa câu lạc bộ với các hoạt động ở địa phương, các tổ hợp sản xuất nhằm đào tạo nghề, hỗ trợ vốn cho chị em nhiễm HIV có điều kiện phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống.
Để duy trì sinh hoạt và không phát triển thêm số lượng người nhiễm HIV, hàng ngày ngoài những giờ lao động lao động, chăm sóc con, các thành viên nữ của câu lạc bộ đã tích cực tham gia tuyên truyền trong cộng đồng dân cư về những kiến thức phòng lây nhiễm HIV; vận động chị em là vợ, là người yêu của những người nghiện ma túy đến phòng tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện. Đối với những trường hợp đã bị lây nhiễm, các chị tích cực tiếp cận, vận động họ tham gia sinh hoạt tại câu lạc bộ để phần nào xóa đi sự kỳ thị và phân biệt đối xử của những người xung quanh.
Củng cố hoạt động của Câu lạc bộ Khát vọng tình thương, đưa mô hình này trở thành nòng cốt trong công tác phòng chống HIV/AIDS là một trong những hướng đi trọng tâm của Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Kim Sơn trong thời gian tới./.
Thu Hà (TTXVN)