Vừa bước vào cửa cơ quan, tôi “chạm” một nhóm người đang vây quanh một chị mặt mày tái xanh, thở không ra hơi, đang kể lể bị đạo chích “sờ soạng” túi quần để móc điện thoại… hụt ngay buổi sáng. Lên đến phòng, thấy cô bạn đồng nghiệp ngồi ủ rũ, chẳng thiết nói cười. Gặng hỏi, cô mếu máo, chiều qua bị giật túi sách ở điểm dừng đèn đỏ, “không cánh mà bay” cả số tiền thưởng Tết…
“Đạo chích”… đẹp mã
Tình trạng đạo chích ở nơi công cộng lâu nay không là chuyện mới mẻ. Nhưng trong những ngày cận Tết, bắt được tâm lý người dân “trữ” tiền đi mua sắm, nạn đạo chích trở thành một tai họa và biến tướng thiên hình vạn trạng.
Ai cũng hơn một lần được chứng kiến cảnh giật túi sách nhanh như chớp trên đường do chị em chủ quan đeo trên vai, hay hình ảnh “bàn tay lạ” móc ví trên xe bus.
Qua một số “nạn nhân” và lời kể bạn bè gần xa, trong những ngày này, kẻ “đạo chích” chỉ ra tay tại ngã tư đông người qua lại. Chúng sẽ “ngắm” từ xa và đi sát mục tiêu, khi đèn đỏ báo hiệu dừng phương tiện thì sẽ chiếm đoạt.
Điểm lạ mà ít ai ngờ tới, những tên “đạo chích” này chọn cách trú ngụ trong vỏ bọc một anh chàng… đẹp mã, vi vu trên những chiếc xe đắt tiền.
Chị Hương, nhân viên một cơ quan nhà nước kể lại: “Sáng nay, mình dừng ở ngã tư Tôn Đức Thắng, bỗng thấy nhồn nhột ở đùi, như có ai đang cố lôi chiếc điện thoại trong túi quần. Đột ngột quay lại, bên cạnh là một cậu thanh niên ặn mặc bảnh bao, ra dáng công tử đang lơ đãng huýt sáo. Đèn báo xanh, chiếc xe đẹp đẽ lao vút phía trước. Một bác đi từ phía sau, tiến lên cho hay vừa nãy chính cậu thanh niên kia định móc điện thoại của mình. Thật may, vì âm mưu đó đã bị thất bại,” chị Hương hú hồn kể.
Một đồng nghiệp cũng sôi nổi kể lại câu chuyện gặp “đạo chích” được ông xã kể tối qua: “Trên đường đi làm về, dừng ở ngã tư đèn đỏ, từ phía sau chồng mình thấy ngay một cậu đi xe @ quần áo sành điệu, kính râm, tóc vàng đang cố rút chiếc ví đang bị thò ra ngoài của một người đi đường. Về nhà, ông ấy cứ thắc mắc, không lý giải được hiện tượng đó là căn bệnh của người giàu hay mánh khóe mới của những tên trộm.”
Một chiến sĩ cảnh sát giao thông chốt ở ngã tư Quán Sứ còn cho biết những tên “đạo chích”… đẹp mã không ra tay hành động đơn độc, mà chở hai hoặc có thêm đồng bọn trợ giúp.
Khi đèn đỏ báo hiệu dừng ở các ngã tư, tập trung nhiều phương tiện, để ra tay một cách êm thấm, người ngồi sau sẽ thực hiện việc lấy trộm, xong xuôi chúng sẽ vượt đèn đỏ tẩu thoát.
“Rình” tiền thưởng Tết
Những ngày cận Tết, người dân phần vì nhu cầu sắm sửa nên trong túi luôn có sẵn tiền mặt, hơn nữa, đây cũng là lúc họ được cơ quan phát số tiền thưởng Tết cho thành quả một năm lao động - và họ trở thành “mồi béo” cho những tên trộm một cách dễ dàng.
Mặt khác, thời điểm cuối năm bận rộn, vào những ngày cuối cùng mọi người mới vội vàng mua cả “mẻ,” hàng hóa kềnh càng, khó tránh khỏi sơ hở rơi vào bẫy và bị “khoắng” sạch.
Các cảnh sát giao thông đứng ở ngã tư Quán Sứ cho biết: “Gần đây tại các ngã tư, xuất hiện tình trạng móc túi, giật đồ một cách trắng trợn. Kẻ xấu lợi dụng thời điểm dừng đèn đỏ, nhiều phương tiện tập trung để hành động vì lực lượng cảnh sát giao thông khó phát hiện, xử lý.”
“Nạn móc túi ngày càng biến tướng và gây nguy hiểm, người dân không những bị kẻ xấu lấy mất của cải mà còn bị ngã, nguy hiểm tính mạng. Nếu phát hiện, hoặc được dân báo kịp thời, chúng tôi có thể can thiệp, kiên quyết phối hợp rượt đuổi. Song, phần lớn kẻ gian với nhiều mánh khóe tinh vi, đến khi chúng lấy được tài sản và bỏ chạy, người dân mới phát hiện, tri hô thì đã muộn…,” một chiến sĩ cảnh sát giao thông ở ngã tư Hàng Bông cho hay.
Đại tá Trần Sơn Hà, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát Giao thông - Bộ Công an nói: “Mấy ngày nay, chúng tôi cũng nhận được nhiều báo cáo về nạn trộm cắp trên đường phố đang diễn biến phức tạp. Thực tế, lực lượng cảnh sát giao thông cũng đã phát hiện, tham gia truy bắt nhiều trường hợp, lấy lại tài sản cho người dân. Chúng tôi cũng chỉ thị tới các chiến sỹ đứng trên đường, các ngã tư với tội phạm bắt quả tang, nếu phát hiện kiên quyết truy đuổi đến cùng, xử lý mạnh tay.”
Ông Hà cũng cảnh báo: “Tuy nhiên, trước những mánh khóe ngày càng tinh vi của kẻ xấu, cảnh sát giao thông gặp nhiều khó khăn, nguy hiểm để phát hiện kịp thời, bắt quả tang. Vì vậy, trong những ngày cận Tết, ngay chính người dân cần cảnh giác, tự bảo vệ tài sản của chính mình. Bên cạnh đó, người dân bằng cách phát hiện kẻ gian, tri hô hỗ trợ lực lượng cảnh sát…”
“Đạo chích”… đẹp mã
Tình trạng đạo chích ở nơi công cộng lâu nay không là chuyện mới mẻ. Nhưng trong những ngày cận Tết, bắt được tâm lý người dân “trữ” tiền đi mua sắm, nạn đạo chích trở thành một tai họa và biến tướng thiên hình vạn trạng.
Ai cũng hơn một lần được chứng kiến cảnh giật túi sách nhanh như chớp trên đường do chị em chủ quan đeo trên vai, hay hình ảnh “bàn tay lạ” móc ví trên xe bus.
Qua một số “nạn nhân” và lời kể bạn bè gần xa, trong những ngày này, kẻ “đạo chích” chỉ ra tay tại ngã tư đông người qua lại. Chúng sẽ “ngắm” từ xa và đi sát mục tiêu, khi đèn đỏ báo hiệu dừng phương tiện thì sẽ chiếm đoạt.
Điểm lạ mà ít ai ngờ tới, những tên “đạo chích” này chọn cách trú ngụ trong vỏ bọc một anh chàng… đẹp mã, vi vu trên những chiếc xe đắt tiền.
Chị Hương, nhân viên một cơ quan nhà nước kể lại: “Sáng nay, mình dừng ở ngã tư Tôn Đức Thắng, bỗng thấy nhồn nhột ở đùi, như có ai đang cố lôi chiếc điện thoại trong túi quần. Đột ngột quay lại, bên cạnh là một cậu thanh niên ặn mặc bảnh bao, ra dáng công tử đang lơ đãng huýt sáo. Đèn báo xanh, chiếc xe đẹp đẽ lao vút phía trước. Một bác đi từ phía sau, tiến lên cho hay vừa nãy chính cậu thanh niên kia định móc điện thoại của mình. Thật may, vì âm mưu đó đã bị thất bại,” chị Hương hú hồn kể.
Một đồng nghiệp cũng sôi nổi kể lại câu chuyện gặp “đạo chích” được ông xã kể tối qua: “Trên đường đi làm về, dừng ở ngã tư đèn đỏ, từ phía sau chồng mình thấy ngay một cậu đi xe @ quần áo sành điệu, kính râm, tóc vàng đang cố rút chiếc ví đang bị thò ra ngoài của một người đi đường. Về nhà, ông ấy cứ thắc mắc, không lý giải được hiện tượng đó là căn bệnh của người giàu hay mánh khóe mới của những tên trộm.”
Một chiến sĩ cảnh sát giao thông chốt ở ngã tư Quán Sứ còn cho biết những tên “đạo chích”… đẹp mã không ra tay hành động đơn độc, mà chở hai hoặc có thêm đồng bọn trợ giúp.
Khi đèn đỏ báo hiệu dừng ở các ngã tư, tập trung nhiều phương tiện, để ra tay một cách êm thấm, người ngồi sau sẽ thực hiện việc lấy trộm, xong xuôi chúng sẽ vượt đèn đỏ tẩu thoát.
“Rình” tiền thưởng Tết
Những ngày cận Tết, người dân phần vì nhu cầu sắm sửa nên trong túi luôn có sẵn tiền mặt, hơn nữa, đây cũng là lúc họ được cơ quan phát số tiền thưởng Tết cho thành quả một năm lao động - và họ trở thành “mồi béo” cho những tên trộm một cách dễ dàng.
Mặt khác, thời điểm cuối năm bận rộn, vào những ngày cuối cùng mọi người mới vội vàng mua cả “mẻ,” hàng hóa kềnh càng, khó tránh khỏi sơ hở rơi vào bẫy và bị “khoắng” sạch.
Các cảnh sát giao thông đứng ở ngã tư Quán Sứ cho biết: “Gần đây tại các ngã tư, xuất hiện tình trạng móc túi, giật đồ một cách trắng trợn. Kẻ xấu lợi dụng thời điểm dừng đèn đỏ, nhiều phương tiện tập trung để hành động vì lực lượng cảnh sát giao thông khó phát hiện, xử lý.”
“Nạn móc túi ngày càng biến tướng và gây nguy hiểm, người dân không những bị kẻ xấu lấy mất của cải mà còn bị ngã, nguy hiểm tính mạng. Nếu phát hiện, hoặc được dân báo kịp thời, chúng tôi có thể can thiệp, kiên quyết phối hợp rượt đuổi. Song, phần lớn kẻ gian với nhiều mánh khóe tinh vi, đến khi chúng lấy được tài sản và bỏ chạy, người dân mới phát hiện, tri hô thì đã muộn…,” một chiến sĩ cảnh sát giao thông ở ngã tư Hàng Bông cho hay.
Đại tá Trần Sơn Hà, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát Giao thông - Bộ Công an nói: “Mấy ngày nay, chúng tôi cũng nhận được nhiều báo cáo về nạn trộm cắp trên đường phố đang diễn biến phức tạp. Thực tế, lực lượng cảnh sát giao thông cũng đã phát hiện, tham gia truy bắt nhiều trường hợp, lấy lại tài sản cho người dân. Chúng tôi cũng chỉ thị tới các chiến sỹ đứng trên đường, các ngã tư với tội phạm bắt quả tang, nếu phát hiện kiên quyết truy đuổi đến cùng, xử lý mạnh tay.”
Ông Hà cũng cảnh báo: “Tuy nhiên, trước những mánh khóe ngày càng tinh vi của kẻ xấu, cảnh sát giao thông gặp nhiều khó khăn, nguy hiểm để phát hiện kịp thời, bắt quả tang. Vì vậy, trong những ngày cận Tết, ngay chính người dân cần cảnh giác, tự bảo vệ tài sản của chính mình. Bên cạnh đó, người dân bằng cách phát hiện kẻ gian, tri hô hỗ trợ lực lượng cảnh sát…”
Cẩm Thơ (Vietnam+)