Nằm trong danh sách những đặc sản Huế thơm ngon, mè xửng Huế từ lâu đã trở thành biểu tượng của vùng đất Cố đô Huế.
Vừa qua, Tổ chức Kỷ lục châu Á chính thức có quyết định xác lập 10 kỷ lục châu Á mới về Ẩm thực và Quà tặng Đặc sản Việt Nam theo bộ tiêu chí Kỷ lục Ẩm thực và Đặc sản châu Á năm 2023, trong đó có mè xửng (Thừa Thiên-Huế).
Mặc dù công thức làm mè xửng đơn giản, nhưng để tạo ra miếng kẹo mềm, dẻo, không bị cháy và thơm là cả một nghệ thuật.
Quy trình làm kẹo bắt đầu khi người làm rang vừng, lạc và nấu đường với bột gạo hòa nước. Khi bột keo lại và chuyển màu, thêm mạch nha, lạc rang vào đảo đều.
Rải một lớp vừng rang vàng lên khuôn, đổ kẹo lên trên và cán mỏng. Chờ cho kẹo nguội hoàn toàn thì nhẹ nhàng lấy ra khỏi khuôn và sử dụng dao để cắt thành từng miếng vừa ăn.
Khi cắt xong, sử dụng màng bọc thực phẩm để gói kín kẹo và đặt vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 15-20 phút để làm cho kẹo trở nên cứng và ngon hơn.
Hiện nay, dù các cơ sở sản xuất vẫn giữ nguyên cách làm truyền thống, nhưng người dân đã sử dụng máy móc để hỗ trợ các công đoạn như nhồi bột, đảo và cắt kẹo.
Cách làm kẹo mè xửng Huế
Mè xửng là món đặc sản Huế nổi tiếng mà du khách không nên bỏ qua khi đến đây. Nguyên liệu chính để làm nên những bánh mè xửng bao gồm bột gạo, đường, lạc, vừng, mạch ong, bột năng, chanh và vani.
Dụng cụ thực hiện: Chảo, dao, hộp đựng thực phẩm, khuôn chữ nhật, giấy bóng kính, màng bọc thực phẩm,...
Bước 1: Rang lạc và vừng
Đun nóng chảo, cho 200gr vừng trắng vào rang trên lửa vừa khoảng 5 phút, đến khi vừng vàng dậy mùi thơm cho ra bát. Tiếp tục cho lạc vào rang đến khi chín vàng, lớp vỏ tách ra thì đổ ra rổ và bóc sạch vỏ.
Bước 2: Nấu nước đường
Cho 400gr đường trắng và 1 bát nước lọc vào nấu với lửa vừa khoảng 10-15 phút cho nước đường sánh lại.
Bước 3: Nấu kẹo
Khi nước đường sánh lại, dùng thìa múc lên thấy kéo chỉ thì cho nước cốt của chanh vào chảo đường. Sau đó khuấy đều và đun thêm khoảng 8-10 phút trên bếp thì cho lạc đã bóc vỏ vào đảo đều.
Cho tiếp 2 thìa canh bột năng ra chén, cho vào 4-5 thìa canh nước lọc rồi khuấy đều cho hòa tan bột. Từ từ cho nước bột năng vào chảo, khuấy đều tay để bột không bị vón cục.
Sau đó, cho tiếp 5 thìa canh mật ong và khuấy cho hòa tan hết kẹo rồi tắt bếp, để nguội kẹo khoảng 10 phút.
Bước 4: Đổ khuôn cho kẹo
Chuẩn bị khuôn hình chữ nhật và thoa đều 1 muỗng canh dầu vừng vào khắp mặt trong của khuôn, rắc 1 nửa vừng rang phủ kín đáy khuôn.
Sau khi kẹo nguội thì đổ kẹo vào khuôn, chờ khoảng 10-15 phút thì rắc chỗ vừng rang còn lại vào phủ kín mặt kẹo, tiếp tục để cho kẹo nguội hoàn toàn.
Bạn có thể sử dụng các hộp thủy tinh không có khuôn.
Cơm hến xứ Huế - ăn một lần là nhớ mãi hương vị thanh mát và cay cay
Cơm hến, món ăn có tên nghe hết sức dân dã nhưng hội tụ mọi phẩm chất của người Huế như cần kiệm, tỉ mỉ, tinh tế, tài hoa, đã trở thành một trong những món ngon “khó cưỡng” đối với du khách.
Bước 5: Cắt kẹo
Khi kẹo đã nguội hẳn thì lấy kẹo ra khỏi khuôn, dùng dao cắt miếng vừa ăn hoặc có thể cắt theo kích thước tùy ý bạn.
Bước 6: Hoàn thành
Kẹo sau khi cắt, bạn sử dụng màng bọc thực phẩm để gói kín kẹo rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 15-20 phút để làm cứng kẹo.
Sau khi kẹo đã cứng, bạn lấy ra gói thêm 1 lớp giấy bóng kiếng là hoàn thành và có thể thưởng thức ngay.
Bước 7: Thành phẩm
Kẹo mè xửng đặc sản Huế sau khi được hoàn thành sẽ có độ dẻo dai, hương vị thơm béo của vừng và lạc.
Cách bảo quản kẹo mè xửng
Kẹo sau khi được gói bạn nên cho vào hộp có nắp đậy kín để kẹo không bị mềm và tránh kiến, gián.
Có thể bảo quản kẹo ở nhiệt độ phòng khoảng 3-5 ngày và trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 10-12 ngày.
Cách thưởng thức kẹo mè xửng Huế
Nếu bạn đã từng ăn kẹo mè xửng Huế thì chắc chắn không thể quên được hương vị thơm ngon của nó. Kẹo vừa dẻo, thơm mùi lạc, mùi vừng. Người dân Huế thường thưởng thức kẹo mè xửng với trà nóng vào buổi sáng, trưa hoặc chiều.
Cách thưởng thức kẹo mè xửng Huế ngon đúng điệu là khi bạn nhâm nhi với cốc trà ướp sen. Vị ngọt của kẹo mè xửng hòa với vị chát của trà sẽ làm cho kẹo ngon hơn./.