Tại cuộc họp giao ban Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống đại dịch cúm ở người, chiều 17/3, tại Hà Nội, đại diện Cục Y tế dự phòng và Môi trường cho biết mức độ lưu hành của cúm A/H1N1 trong cộng đồng đã suy giảm nhiều so với thời điểm trước.
Kết quả kiểm tra từ các điểm giám sát cúm trên cả nước cho thấy, hiện cúm A/H1N1 chỉ chiếm 18% tổng số ca nhiễm cúm, trong khi thời điểm cao trào, 90-95% số ca nhiễm cúm là cúm A/H1N1. Trong hai tuần qua, trường hợp nhiễm cúm A/H1N1 được ghi nhận rải rác ở một số điểm tại Bắc Giang và Hà Nội, không xuất hiện chùm ca bệnh mới.
Về dịch cúm A/H5N1 trên người, trong tuần qua đã ghi nhận thêm 2 trường hợp dương tính tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo thông tin từ Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh cùng ngày, bệnh nhi 3 tuổi ở Bình Dương nhiễm cúm A/H5N1 đã tử vong do viêm phổi nặng, suy hô hấp, suy đa cơ quan. Trường hợp bệnh nhân ở Hà Nội cũng đang được điều trị tại khoa hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai trong tình trạng phải thở máy, bệnh diễn tiến nặng và khó tiên lượng.
Hiện cả nước vẫn còn 6 tỉnh, thành phố có ổ dịch cúm gia cầm chưa qua 21 ngày. Bộ Y tế yêu cầu các địa phương phải tiếp tục giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, không chủ quan, lơ là để có thể dự phòng và điều trị kịp thời.
Người dân khi phát hiện gia cầm ốm, chết tuyệt đối không được giết mổ và sử dụng mà phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương xử lý; không vận chuyển, mua bán gia cầm không rõ nguồn gốc, đặc biệt tại các khu vực có ổ dịch cúm trên gia cầm; đảm bảo ăn chín, uống sôi; rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
Khi có triệu chứng sốt, ho, khó thở có liên quan đến cúm gia cầm phải đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời.
Theo thông tin từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đến nay đã có 10 nước trên thế giới nhận được lô vắcxin cúm A/H1N1 viện trợ từ WHO./.
Kết quả kiểm tra từ các điểm giám sát cúm trên cả nước cho thấy, hiện cúm A/H1N1 chỉ chiếm 18% tổng số ca nhiễm cúm, trong khi thời điểm cao trào, 90-95% số ca nhiễm cúm là cúm A/H1N1. Trong hai tuần qua, trường hợp nhiễm cúm A/H1N1 được ghi nhận rải rác ở một số điểm tại Bắc Giang và Hà Nội, không xuất hiện chùm ca bệnh mới.
Về dịch cúm A/H5N1 trên người, trong tuần qua đã ghi nhận thêm 2 trường hợp dương tính tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo thông tin từ Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh cùng ngày, bệnh nhi 3 tuổi ở Bình Dương nhiễm cúm A/H5N1 đã tử vong do viêm phổi nặng, suy hô hấp, suy đa cơ quan. Trường hợp bệnh nhân ở Hà Nội cũng đang được điều trị tại khoa hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai trong tình trạng phải thở máy, bệnh diễn tiến nặng và khó tiên lượng.
Hiện cả nước vẫn còn 6 tỉnh, thành phố có ổ dịch cúm gia cầm chưa qua 21 ngày. Bộ Y tế yêu cầu các địa phương phải tiếp tục giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, không chủ quan, lơ là để có thể dự phòng và điều trị kịp thời.
Người dân khi phát hiện gia cầm ốm, chết tuyệt đối không được giết mổ và sử dụng mà phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương xử lý; không vận chuyển, mua bán gia cầm không rõ nguồn gốc, đặc biệt tại các khu vực có ổ dịch cúm trên gia cầm; đảm bảo ăn chín, uống sôi; rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
Khi có triệu chứng sốt, ho, khó thở có liên quan đến cúm gia cầm phải đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời.
Theo thông tin từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đến nay đã có 10 nước trên thế giới nhận được lô vắcxin cúm A/H1N1 viện trợ từ WHO./.
(TTXVN/Vietnam+)