Mỹ đang tiếp cận một chiều trong vấn đề Trung Đông?

Được ví là bậc thầy của các cuộc đàm phán, song Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây đã phải thừa nhận rằng việc đem lại hòa bình cho khu vực Trung Đông khó hơn những gì ông tưởng tượng.
Mỹ đang tiếp cận một chiều trong vấn đề Trung Đông? ảnh 1Tổng thống Mỹ Donald Trump. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Kênh truyền thông ABC của Australia vừa đăng bài phân tích của nhà ngoại giao Mỹ Phillip Williams về tiến trình xây dựng hòa bình cho khu vực Trung Đông, nội dung như sau:

Khi Donald Trump trở thành tổng thống Mỹ, cũng giống như những người tiền nhiệm, ông tuyên bố sẽ giải quyết cuộc mâu thuẫn kéo dài nhiều thập kỷ qua giữa Israel và Palestine.

Thậm chí, Trump đã cử cố vấn cấp cao là Jarred Kushner, con rể của ông, tới Israel để thực hiện mục tiêu đàm phán. Trump hy vọng sẽ gặt hái được những thành công mà chưa vị tổng thống Mỹ nào trước đây có thể làm được.

Trump được ví là bậc thầy của các cuộc đàm phán. Tuy nhiên, chỉ vài ngày trước đây, chính vị Tổng thống Mỹ này đã phải thừa nhận rằng việc đem lại hòa bình cho khu vực Trung Đông khó hơn những gì ông tưởng tượng.

Vậy điều gì đã ngăn cản Trump? Thực tế, tất cả đều hết sức khó khăn.

Ngày 10/9, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton thừa nhận thông tin Nhà Trắng sẽ đóng cửa Đại sứ quán Palestine tại Washington. Theo John Bolton, Văn phòng của Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) đã vi phạm nguyên tắc ngoại giao.

Nhà lãnh đạo cao nhất của Palestine cũng đã từ chối gặp gỡ đại diện chính phủ Israel. Vì vậy, Nhà Trắng quyết định trừng phạt Palestine cho tới khi Palestine cam kết trở lại bàn đàm phán.

Nếu thỏa thuận hòa bình cho khu vực Trung Đông được dàn xếp bởi Mỹ, có lẽ tiến trình thực hiện sẽ có bước tiến mới xa hơn.

[Hy vọng về tiến trình hòa bình Trung Đông phai nhạt dần sau 25 năm]

Tuy nhiên, Palestine đã hành động theo một cách khác. Họ nhìn thấy nhà cửa của người Israel đang được xây dựng trên vùng lãnh thổ bị chiếm đóng ngày một nhiều hơn.

Mỹ đang tiếp cận một chiều trong vấn đề Trung Đông? ảnh 2Chuyển người biểu tình Palestine bị thương trong cuộc xung đột với quân đội Israel ở khu vực biên giới Dải Gaza - Israel ngày 20/7. (Ảnh: THX/TTXVN)

Họ cảm thấy khu vực tự trị miền Đông Jerusalem của người Palestine đang trở thành vùng đất bị vây hãm. Và họ phản đối quyết định di dời trụ sở Bộ Ngoại giao Mỹ từ Tel Avid đến Jerusalem. Theo họ, việc đạt được một thỏa thuận hòa bình lâu dài có thể rất phức tạp.

Chính quyền Palestine tin rằng nước này đang phải đối đầu với hai đối thủ, đặc biệt là khi mối quan hệ giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu ngày càng thân thiết.

Quyết định đóng cửa đại sứ quán Palestine tại Washington càng khẳng định hơn nữa những lo ngại của nước này về cách tiếp cận sâu rộng nhưng một chiều của chính quyền Trump. Và điều đó có nghĩa là nguyện vọng của người dân Palestine có thể đã bị bỏ qua.

Trên thực tế, cách tiếp cận của Trump đối với các vấn đề ngoại giao quốc tế thường rất khác nhau. Người đứng đầu Nhà Trắng tuyên bố ông luôn tin rằng các ý tưởng mới, táo bạo là cần thiết để phá vỡ những bế tắc cũ.

Tuy nhiên, phần đông người Palestine cho rằng những gì bị phá vỡ chỉ cho thấy sự giả tạo của một nước Mỹ vẫn tự nhận là “không thiên vị.” 

Vậy làm thế nào để nhận thức đó góp phần vào mục tiêu xây dựng hòa bình cho Palestine và Israel. Rất khó để có thể biết trước điều này./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục