Mỹ và Trung Quốc đang tiến gần tới một thỏa thuận về vấn đề chống biến đổi khí hậu trong khuôn khổ Hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 16 (COP-16) đang diễn ra ở thành phố biển Cancun (Mexico).
Động thái này khiến dư luận hy vọng các cuộc thương lượng về cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính toàn cầu có thể gặt hái thành công đầu tiên trong nhiều năm qua.
Giới phân tích cho rằng giọng điệu đánh giá lượng khí thải giữa Trung Quốc và Mỹ đã dịu đi, trái ngược với những cáo buộc lẫn nhau trong suốt thời gian qua. Vấn đề gây tranh cãi nhiều nhất là cách thức các nước hành động để hạn chế lượng khí thải CO2 cũng như mức độ cho phép các nước khác đánh giá quá trình thực hiện.
Trưởng đoàn đàm phán Trung Quốc Túc Vĩ cho rằng: "Có lẽ sự khác biệt không quá lớn. Nói chung cả hai nước đều muốn thúc đẩy tiến trình thương lượng để đạt được một thỏa thuận tại hội nghị Cancun."
Quan chức này cho biết Trung Quốc đã thiết lập một hệ thống đo đạc, đánh giá lượng khí thải CO2 và không phản đối các nước khác kiểm tra các báo cáo của nước này. Trước đó, Bắc Kinh khẳng định chỉ cho phép cộng đồng quốc tế giám sát một số hoạt động của họ.
Hồi đầu tuần, nhà đàm phán Mỹ Jonathan Pershing cho biết Mỹ và Trung Quốc đã rất nỗ lực trong tháng qua để thương lượng về những vấn đề bất đồng và tìm cách giải quyết những vấn đề đó. Theo ông, các cuộc thương lượng đã đạt được tiến triển đáng kể.
Tại hội nghị, Nhật Bản bị chỉ trích đã làm ảnh hưởng tới những nỗ lực nhằm đạt được một thỏa thuận thay thế Nghị định thư Kyoto, dự kiến hết hiệu lực vào năm 2012.
Theo Tokyo, các mục tiêu hạn chế lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính trong Nghị định thư Kyoto là không công bằng và thiếu hiệu quả, chỉ áp dụng cho các nước giàu, nhưng lại không tính đến Mỹ và Trung Quốc, là những nước gây ô nhiễm hàng đầu thế giới.
COP-16 thu hút khoảng 25.000 đại biểu thuộc các chính phủ, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ và cơ quan nghiên cứu đến từ 194 nước tham gia Công ước khung Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC).
Hội nghị dự kiến kéo dài đến ngày 10/12./.
Động thái này khiến dư luận hy vọng các cuộc thương lượng về cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính toàn cầu có thể gặt hái thành công đầu tiên trong nhiều năm qua.
Giới phân tích cho rằng giọng điệu đánh giá lượng khí thải giữa Trung Quốc và Mỹ đã dịu đi, trái ngược với những cáo buộc lẫn nhau trong suốt thời gian qua. Vấn đề gây tranh cãi nhiều nhất là cách thức các nước hành động để hạn chế lượng khí thải CO2 cũng như mức độ cho phép các nước khác đánh giá quá trình thực hiện.
Trưởng đoàn đàm phán Trung Quốc Túc Vĩ cho rằng: "Có lẽ sự khác biệt không quá lớn. Nói chung cả hai nước đều muốn thúc đẩy tiến trình thương lượng để đạt được một thỏa thuận tại hội nghị Cancun."
Quan chức này cho biết Trung Quốc đã thiết lập một hệ thống đo đạc, đánh giá lượng khí thải CO2 và không phản đối các nước khác kiểm tra các báo cáo của nước này. Trước đó, Bắc Kinh khẳng định chỉ cho phép cộng đồng quốc tế giám sát một số hoạt động của họ.
Hồi đầu tuần, nhà đàm phán Mỹ Jonathan Pershing cho biết Mỹ và Trung Quốc đã rất nỗ lực trong tháng qua để thương lượng về những vấn đề bất đồng và tìm cách giải quyết những vấn đề đó. Theo ông, các cuộc thương lượng đã đạt được tiến triển đáng kể.
Tại hội nghị, Nhật Bản bị chỉ trích đã làm ảnh hưởng tới những nỗ lực nhằm đạt được một thỏa thuận thay thế Nghị định thư Kyoto, dự kiến hết hiệu lực vào năm 2012.
Theo Tokyo, các mục tiêu hạn chế lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính trong Nghị định thư Kyoto là không công bằng và thiếu hiệu quả, chỉ áp dụng cho các nước giàu, nhưng lại không tính đến Mỹ và Trung Quốc, là những nước gây ô nhiễm hàng đầu thế giới.
COP-16 thu hút khoảng 25.000 đại biểu thuộc các chính phủ, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ và cơ quan nghiên cứu đến từ 194 nước tham gia Công ước khung Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC).
Hội nghị dự kiến kéo dài đến ngày 10/12./.
(TTXVN/Vietnam+)